Học cách giữ bình tĩnh khi căng thẳng

Trong cuộc sống, hầu hết ai cũng từng rơi vào tình trạng căng thẳng và nó có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong ngày do áp lực từ công việc, gia đình, con cái, các mối quan hệ khác. Khi ấy áp lực sẽ khiến mọi người mất bình tĩnh. Và điều chúng ta cần làm là giữ bình tĩnh để thư giãn bản thân. Bài viết này chỉ ra một số cách khá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả để tâm trạng tốt hơn khi rơi vào tình trạng căng thẳng.

Hãy dành ra 5 phút để trấn tĩnh sự căng thẳng: ngồi xuống, duỗi thẳng hai tay và giữ nhịp thở ổn định. Đôi lúc, tất cả những gì bạn cần khi cơn stress kéo đến chỉ là vài phút bình tĩnh, hoàn toàn không nghĩ ngợi. Sau đó có thể nạp lại năng lượng cho tinh thần và tiếp tục công việc của mình.
 
Đối diện với áp lực một cách bình tĩnh, bạn sẽ biết rằng “không quá khó khăn như mình nghĩ”. Bỏ đi những gì đang làm bạn căng thẳng, lùi lại một bước, đừng quá đặt nặng vấn đề sẽ thấy hiệu quả hơn.
 
Ngoài ra, một khi bạn đã quá mệt mỏi thì bỏ đi ra ngoài sẽ là một ý tưởng hay. Theo nghĩa đen, nó giống như việc bạn đang dạo bộ. Dạo bộ tốt cho cơ thể, thể chất khá cũng hỗ trợ phần nào cho mặt tinh thần. Bên cạnh đó, việc ở lì trong môi trường đang gây áp lực chỉ khiến căng thẳng kéo dài hơn mà thôi. Ra ngoài đi bộ hoặc tập vài bài thể dục nhẹ nhàng, bạn sẽ cảm thấy thư giãn hơn.
 
Là người dễ rơi vào tình trạng căng thẳng thì khi tổn thương tinh thần, cách đơn giản nhất là làm những hành động đơn giản, thậm chí có vẻ  “kỳ quặc”  để giải tỏa. Việc này có thể ngăn chặn sự ức chế của các dây thần kinh và tâm trạng sẽ dần dần dịu lại. Thử phân tán sự tập trung bằng những trò cười để giảm căng thẳng.
 
Cuối cùng, một phần nguyên nhân gây căng thẳng là do chúng ta cảm thấy không kiểm soát được những bất lợi đang diễn ra. Nếu vậy, bạn cần đưa ra quyết định phải làm thế nào để điều khiển tình hình. Hành động này sẽ giúp bạn cảm thấy mình đang giải quyết vấn đề chứ không phải hoảng loạn vì nó. Sau khi suy xét và nhìn nhận cụ thể tình hình, bạn sẽ bình tĩnh và thông qua chúng dễ dàng hơn.
 

Sưu tầm: Trần Văn Triển

Bài khác

Bài viết mới