Học cách tha thứ trong cuộc sống
Trong cuộc sống, ai cũng muốn mình hạnh phúc, vui vẻ, tâm trí luôn nhẹ nhàng. Nhưng ngay cả những người mong muốn hạnh phúc nhất thì vẫn mang trong đầu mình những cám xúc tiêu cực như giận dữ, căm ghét, thù hận,…
Những cảm xúc này chính là những trở ngại trên con đường chúng ta đi tìm sự bình yên, hạnh phúc.
Để vượt qua những cảm xúc tiêu cực này, chúng ta không cần tranh đua, chiến đấu với ai, mà phải chiến đấu với chính bản thân mình, chiến thắng chính bản thân mình. Để xóa bỏ đi những cảm xúc tiêu cực trong lòng, chúng ta phải học cách tha thứ.
Tha thứ là cách thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tha thứ làm chúng ta dễ chịu hơn, nhẹ nhõm hơn. Nhưng trong thực tế, chúng ta luôn có một sự “chống đối” lại nhu cầu tha thứ này bởi một số lý do: không thể quên những gì tồi tệ mà người khác đã làm với mình; muốn người đã gây tổn thương cho mình cũng phải chịu tổn thương tương tự; cho rằng tha thứ và bỏ qua nghĩa là chúng ta yếu đuối, chịu thua người khác; cho rằng nếu bỏ qua thì người khác sẽ cười mình “hèn nhát”;…
Nhưng những điều này chỉ là ngụy biện. Tha thứ không đồng nghĩa với chịu thua hay “hèn nhát”. Tha thứ cần nhiều nỗ lực và sự dũng cảm hơn chúng ta tưởng rất nhiều. Hãy học cách tha thứ cho người khác trong cuộc sống, bởi tha thứ sẽ mang lại cho người khác và cho chúng ta nhiều điều tốt đẹp.
1. Ôm mối thù hận cũng giống như đang tự đầu độc mình
Không cần biết nguyên nhân của mối thù hận là gì, chính đáng hay không chính đáng, thuyết phục hay không thuyết phục, nhưng nếu chúng ta cứ ôm mãi mối thù hận, giận dữ trong lòng thì giống như chúng ta đang tự đầu độc mình vậy. Trong tâm trí chúng ta chỉ chứa đầy sự giận dữ, cay đắng và mộng trả thù người đã gây nên sự giận dữ này.
Mặc dù những cảm giác giận dữ, cay đắng, muốn trả thù này hoàn toàn tiêu cực, không mang lại điều gì tốt đẹp cho chúng ta, nhưng nó lại có sức hấp dẫn khiến chúng ta không dễ mà từ bỏ. Tại sao vậy? Đây là một nghịch lý. Chúng ta giận dữ, cay đắng, muốn trả thù nhưng việc hình dung ra viễn cảnh trả thù, dạy cho người kia một bài học lại khiến chúng ta thấy thích thú, nóng lòng chờ đến cơ hội. Đó là một thứ “khoái cảm bí mật”.
Hãy tỉnh táo nhìn nhận đúng sự thật về sự giận dữ, thù hằn này. Sự giận dữ, thù hằn sẽ lớn lên từng ngày, ảnh hưởng đến mọi hoạt động hàng ngày của chúng ta, làm chúng ta nhìn nhận cuộc sống một cách méo mó, đen tối, khiến cách sống, cách xử sự của chúng ta mang sự hằn học. Sự giận dữ, thù hằn làm chúng ta trở nên bệnh tật của về thể chất và tinh thần.
Hãy tự nói với bản thân mình rằng: khi tha thứ cho người khác, thì đồng thời chúng ta cũng đang giải thoát cho bản thân mình khỏi những bệnh tật về thể chất và tinh thần, giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, giải thoát khỏi những ảnh hưởng xấu mà chúng đem lại cho cuộc sống của chúng ta.
khi tha thứ cho người khác, thì đồng thời chúng ta cũng đang giải thoát cho bản thân mình khỏi những bệnh tật về thể chất và tinh thần, giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực, giải thoát khỏi những ảnh hưởng xấu mà chúng đem lại cho cuộc sống của chúng ta
Khi tha thứ cho người khác, thì đồng thời chúng ta cũng đang giải thoát cho bản thân mình khỏi những bệnh tật về thể chất và tinh thần, giải thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực,..
2. Nếu chưa thể tha thứ ngay, hãy có dự định hoặc xu hướng tha thứ
Thật khó để thực sự tha thứ ngay cho ai đó. Tâm trí của con người không phải như một cái công-tắc để bật lên bật xuống một cách dễ dàng mà luôn có quán tính, có độ ì của nó. Chúng ta phải thay đổi dần dần.
Tuy chưa thể tha thứ và quên hết mọi chuyện ngay lúc này, nhưng chúng ta nên xác định là mình sẽ tha thứ, nghĩa là đặt ra một dự định, một xu hướng cho sự tha thứ diễn ra dần dần. Khi xác định như vậy, chúng ta sẽ dễ dàng mở lòng hơn. Hãy thử hình dung sau khi mình tha thứ cho người khác thì mọi chuyện sẽ thế nào: mình sẽ không còn soi mói vào cuộc sống của họ, cười đắc chí mỗi khi họ gặp khó khăn hoặc trường hợp tệ hơn là mình tạo ra những khó khăn đó cho họ. Sau khi tha thứ, chúng ta thực sự “nhẹ đầu” hơn, không còn chứa những soi mói, đắc thắng một cách bệnh hoạn như vậy.
3. Tha thứ “tận gốc”
Tha thứ không đơn giản là suy nghĩ “thôi được, tôi tha thứ” hoặc coi như chưa từng có chuyện gì, hoặc từ nay không tiếp xúc với những người mình đã “tha thứ” nữa. Như vậy là sự tha thứ không triệt để. Tha thứ một cách triệt để là khi chúng ta bình tĩnh nhìn lại sự việc đã khiến mình giận dữ, thù hận và tìm ra những điều, những bài học mà sự việc đó mang lại cho mình. Đồng thời, chúng ta có những sự rút kinh nghiệm cho riêng mình, ví dụ, nếu quay lại tình huống đó, mình sẽ làm khác đi để không tạo điều kiện cho những người đó làm điều có lỗi với mình. Như vậy mới là tha thứ tận gốc, tha thứ một cách triệt để.
Ví dụ, một người chồng ngoại tình khiến người vợ bị tổn thương sâu sắc. Tuy nhiên, người vợ này tha thứ cho chồng về việc đó. Nhưng trên thực tế, hầu hết các bà vợ chỉ tha thứ theo kiểu “coi như chưa biết gì hết”, không thèm quan tâm đến những gì chồng làm để “mắt không thấy thì tim không đau”,… Như vậy chưa phải tha thứ. Để thực sự tha thứ cho chồng, người vợ cần nhân việc chồng ngoại tình để nhìn lại mình, nhận xét lại cuộc sống của gia đình mình và tự rút ra những bài học: liệu mình đã là một người vợ tốt chưa, liệu cuộc sống gia đình mình có những vết nứt hoặc những khoảng cách mà cả hai bên không biết cách hàn gắn hay không,…? Hãy để những sự việc không hay đó mang lại cho bản thân mình những bài học tích cực và những giải pháp tích cực cho cuộc sống tiếp theo.
4. Tha thứ là một thể hiện của lòng tốt, lòng yêu thương
Khi một người làm chúng ta tổn thương, làm chúng ta phải chịu những nỗi đau, nhưng cuối cùng thì chúng ta lại không trách họ mà bỏ qua hết những chuyện đáng tiếc. Đó là một thể hiện của lòng tốt, lòng yêu thương. Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng tốt ở một mức độ cao nhất – tốt đối với cả những người đã làm tổn thương mình.
Lòng tốt này sẽ mang lại rất nhiều bình yên, an nhiên và hạnh phúc trong suốt cuộc đời chúng ta.
Chúng ta nhận thức và trải qua nỗi đau bị tổn thương nhưng vẫn sẵn lòng cho qua, tìm cách để thấu hiểu những hành động trước đây người khác đã gây ra cho mình. Đó là sự thể hiện lòng tốt ở một mức độ cao nhất – tốt đối với cả những người đã làm tổn thương mình
5. Tha thứ để được tha thứ lại
Không ai có thể khẳng định rằng mình sẽ không bao giờ mắc lỗi với người khác và cũng có lúc cần được người khác tha thứ. Vì vậy, chúng ta, ai cũng sẽ có lúc cần được người khác tha thứ – ngoại trừ những người không quan tâm đến người khác, không thèm quan tâm người khác nghĩ gì về mình. Việc tha thứ cho những người khác lúc này sẽ là tiền đề, sẽ tạo điều kiện cho việc chúng ta được tha thứ khi không may làm những điều tổn hại đến người khác.
Nói như vậy không có nghĩa là chúng ta tha thứ cho người khác giống như một sự trao đổi, mặc cả. Nhưng một điều tốt được cho đi thì sẽ quay trở lại với chúng ta sớm hay muộn mà thôi.
Tha thứ là một điều không dễ thực hiện, thậm chí có những người “quyết định” sẽ tha thứ cho ai đó hàng chục lần trước khi họ sẵn sàng tha thứ một cách thực sự. Tha thứ không đồng nghĩa với một câu nói, với một ý nghĩ “cho qua” mà tha thứ đòi hỏi nhiều nỗ lực để hiểu người khác và “thuyết phục” bản thân mình. Nhưng tha thứ thực sự là một món quà mà chúng ta tự tặng cho chính mình bởi nó sẽ mang theo sự bình yên, nhẹ nhàng và hạnh phúc. Chúc các bạn thành công.
Lily @ Khoa học 247., Biên soạn