23 việc làm để thông minh hơn mỗi ngày

Thành công bằng 1% trí tuệ sẵn có cộng với 99% sự nỗ lực rèn giũa bản thân. Trí tuệ không thể tự nhiên đột biến tăng lên trong một sớm một chiều. Thay vào đó, bạn phải phát triển trí thông minh của mình mỗi ngày thông qua việc hình thành những thói quen có chủ đích.

Hãy áp dụng vào cuộc sống những thói quen tích cực dưới đây để giúp bạn trở nên thông minh hơn.
 

1. Chào bình minh bằng 10 Ý TƯỞNG mới mỗi ngày:

Hãy suy nghĩ mỗi ngày cách cải thiện cuộc sống của bạn, làm thế nào để giải quyết  tốt một vấn đề thường gặp, đưa ra những ý tưởng hay ho về điện anh hay bất cứ điều gì mà bạn thích, điều này giúp bạn nâng cao kỹ năng tư duy sáng tạo của mình mỗi ngày theo một trình tự liên tục không ngừng nghỉ.
 
Những ý tưởng thuộc chủ đề nào không quan trọng, quan trọng là bạn đang thử thách não bộ của chính mình, buộc những nơ-ron thần kinh phải hoạt động và tạo ra những liên kết chặt chẽ. Danh sách bạn viết ra đôi khi có thể đưa bạn đến những chân trời bạn thậm chí chưa từng nghĩ tới, chẳng hạn như một thương vụ làm ăn kinh doanh hay ý tưởng xuất bản một cuốn sách. – Claudia Azula Altucher
 

2. Đọc tin tức:

Đọc báo mỗi ngày giúp bạn nắm bắt các sự kiện quan trọng đang diễn ra trên thế giới. Bạn sẽ học cách hình thành quan điểm cá nhân và kết nối những mấu chốt nhìn qua tưởng như hoàn toàn rời rạc. Bạn cũng sẽ có thêm hiểu biết ở nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng trao đổi và chia sẻ với bạn bè hay cộng đồng xã hội. – Manas J Saloi
 

3. Thoát khỏi tư duy lối mòn:

Hãy suy nghĩ về điều bạn học được, hình thành một quan điểm độc đáo của riêng bạn về vấn đề này nhưng đừng vội vàng tiếp thu vào não bộ ngay lập tức. Thử củng cố quan điểm của bản thân dựa trên các bằng chứng cụ thể và luôn sẵn sàng xem xét những bằng chứng mới dù chúng có thể thay đổi góc nhìn của bạn đối với vấn đề. Đừng quên lặp lại quá trình này mỗi ngày và bạn sẽ sớm trở thành một người có tư duy cởi mở.
Nếu bạn bí ý tưởng, hãy đọc sách và thử phê bình những gì chưa hoàn thiện. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được cách người khác hình thành lập luận và bày tỏ ý kiến của họ. – Peter DePaulo
 

4. Đọc sách:

Tự đặt mục tiêu cho bản thân đọc mỗi tuần một cuốn sách. Bạn sẽ luôn có thể sắp xếp thời gian cho việc đọc sách, chẳng hạn như tranh thủ thời gian di chuyển bằng phương tiện công cộng hay thời gian xếp hàng chờ đợi. Goodreads chính là một công cụ tuyệt vời để theo dõi quá trình đọc sách; đồng thời bạn cũng có thể tham gia cộng đồng trực tuyến cùng những người thích đọc sách khác.
 
Các đầu sách hư cấu như tiểu tuyết hay truyện đọc mang lại sự phân tích – thấu hiểu tâm lý nhân vật, giúp bạn tiếp thu các quan điểm khác nhau trong cuộc sống. Trong khi đó các đầu sách phi hư cấu thuộc chủ đề khoa học hay các công thức cuộc sống sẽ đưa bạn đến với những thực tế cuộc sống hết sức thú vị, từ góc nhìn chính trị cho đến nghiên cứu tâm lý học. – Claudia Azula Altucher
 

5. Thay vì ngồi hàng giờ trước TV, hãy xem video giáo dục:

Đôi khi, xem video về những chủ đề bạn thích sẽ thú vị hơn nhiều so với việc đọc chúng trên sách vở, bạn có thể học được rất nhiều từ những kinh nghiệm của người khác.
Khan Academy hay TED talks là những nguồn video vừa vui nhộn vừa bổ ích, phù hợp với nhiều độ tuổi. Bạn cũng có thể tìm thấy nhiều video có nội dung tương tự ở kênh Youtube SmarterEveryDay. Thông tin trong video thường được truyền tải bằng những hình ảnh và âm thanh sống động, dễ tiếp thu, dễ ghi nhớ và do đó bạn có thể yên tâm chúng sẽ được ghim chặt trong não bộ của bạn thật lâu. – Hendrik Sleeckx
 

6. Đăng ký theo dõi những nguồn thông tin thú vị:

Hãy theo dõi những kênh thông tin hay trên Facebook và Twitter, bạn sẽ luôn học được điều gì đó mới mẻ khi bạn đăng nhập vào trang chủ mạng xã hội. Ví dụ, bạn muốn kịp thời cập nhật thông tin mới nhất về Khoa học và Công nghê, hãy đăng ký ngay trang Cộng đồng Khoa Học Công Nghệ trên Facebook.
 
Ngoài ra bạn cũng có thể đăng ký theo dõi bản tin qua email để đảm bảo không bỏ lỡ bài viết nào. – Saurabh Shah
 

7. Thường xuyên cập nhật từ những nguồn tri thức yêu thích của bạn:

Mỗi ngày đừng quên ghé qua iViet, Bếp Gia Đình, các trang blog về phong cách sống, khoa học, nghệ thuật hay bất kỳ nguồn thông tin nào khác có thể thỏa mãn nhu cầu cập nhật tri thức của bạn. Đây là một thói quen vô cùng dễ dàng, bởi đã có nhiều người cung cấp sẵn nội dung cho bạn, tất cả những gì cần làm chỉ là theo dõi bài viết về những chủ đề bạn yêu thích.
 
Hãy dùng Pocket lưu lại những bài hay, sau đó dành chút thời gian đọc qua chúng một chút vào mỗi tối trước khi đi ngủ. – Manas J Saloi
 

8. Chia sẻ những gì bạn học được với người khác:

Nếu bạn tìm được ai đó để cùng tranh luận và phân tích những ý tưởng, các bạn có thể bổ sung kiến thức cho nhau và cùng đạt được những triển vọng mới. Hơn thế nữa, một khi bạn có thể giải thích quan điểm của mình cho người khác hiểu, cũng có nghĩa là bạn đã chắc chắn nắm vững nền tảng cơ bản của vấn đề.
 
Bạn thậm chí có thể chia sẻ những điều bạn học được với cả thế giới thông qua blog hay công cụ mạng xã hội trực tuyến. Rất nhiều người đang dùng cách này, tại sao bạn lại không thể? – Mike Xie
 

9. Hãy lập 2 danh sách:

1. Những kỹ năng trong công việc mà bạn muốn học
2. Những thành tựu bạn muốn đạt được trong tương lai
GoogleDoc là một trong những công cụ tiện lợi để theo dõi hai danh sách này của bạn. Từ các danh sách trên, hãy đưa ra quyết định cụ thể về điều bạn muốn học hỏi, chuẩn bị những nguồn thông tin bổ ích có thể dạy bạn luyện tập chúng mỗi ngày.
Nếu bạn đang làm việc trong lĩnh vực liên quan đến khoa học máy tính, danh sách đầu tiên có thể bao gồm học ngôn ngữ lập trình Python vào một hôm nào đó và thử sử dụng MongoDB vào một ngày khác.
 
Đối với danh sách thứ hai, bạn có thể suy nghĩ về mục tiêu dài hạn, chẳng hạn như việc bạn muốn làm về lĩnh vực marketing hay thiết kế kiến ​​trúc. Viết ra các bước nhỏ bạn cần phải thực hiện để đạt được mục tiêu, từ việc đọc sách được viết bởi các chuyên gia cho đến việc đăng ký các khóa học cần thiết. – Manas J Saloi
 

10. Lập danh sách “Những điều tôi đã làm”:

Mỗi ngày trước khi kết thúc công việc, hãy viết ra tất cả các nhiệm vụ bạn đã hoàn thành vào ngày hôm đó. Điều này sẽ khiến bạn cảm thấy hài lòng hơn đối với mọi việc mình làm, đặc biệt là khi bạn đang cảm thấy chán nản.
Ngoài ra, danh sách trên còn phản ánh mức độ hiệu quả công việc của bạn, nhờ đó bạn có thể kịp thời điều chỉnh lại kế hoạch của ngày hôm sau hợp lý hơn - Claudia Azula Altucher
  
Video giới thiệu Khóa học Kỹ năng quản lý thời gian và Tổ chức công việc hiệu quả - Academy.vn
 

11. Hãy viết ra những điều bạn học được:

Bạn có thể bắt đầu viết blog hoặc sử dụng các ứng dụng như Inkpad để ghi chép tất cả mọi thứ bạn đã học được. Đây không chỉ là cách tuyệt vời để bạn theo dõi những gì bạn đang thực hiện, mà nó còn là nguồn động lực để thúc đẩy tinh thần trách nhiệm của bạn. Chắc chắn bạn sẽ muốn học hỏi thêm nhiều điều nếu bạn biết cuối ngày mình sẽ phải viết hết chúng ra. – Manas J Saloi
 

12. Luôn kích thích trí tuệ của bạn:

Hoạt động não bộ mỗi ngày là một phương pháp tuyệt vời để tăng cường trí thông minh đồng thời giữ cho tinh thần bạn luôn được khỏe mạnh. Ngoài ra, suy nghĩ kĩ các quyết định khó khăn hay xử lý các thông tin mới cũng giúp kích thích phát triển não bộ đáng kể. – Rick Bruno
 

13. Tham gia khóa học trực tuyến:

Hãy thử xem qua danh sách các khóa học trực tuyến phổ biến nhất để trở thành chuyên gia. Tốt nhất đừng tự làm mình quá tải, chúng ta chỉ cần cam kết thực hiện 1 – 2 khóa học là đủ, nhưng phải dành tuyệt đối sự tập trung. Giáo trình học sẽ giúp bạn đi đúng hướng và do đó bạn luôn biết rằng mình đang tiến bộ mỗi ngày nhờ nghe bài giảng hay làm bài tập. – Manas J Saloi. Bạn có thể đăng ký các khóa học trực tuyến bổ ích và hiệu quả tại Cổng đào tạo trực tuyến Academy.vn
 

14. Nói chuyện với những người bạn thấy thú vị:

Kể cả họ có là người lạ, đừng ngại ngần bắt chuyện nếu bạn thấy họ thú vị, hãy hỏi họ về sở thích và cách họ khám phá ra chúng. Thông thường, bạn sẽ học được rất nhiều điều hay ho từ những người bạn không biết rõ. – Manas J Saloi
 

15. Gặp gỡ những người thông minh hơn bạn: 

Hãy dành nhiều thời gian nhất có thể ở bên cạnh những người bạn thông minh, bạn nên chủ động hẹn những người truyền cho bạn cảm hứng để cùng nhau đi uống cafe hay đi dạo bộ. Luôn luôn khiêm tốn và sẵn sàng học hỏi, hãy đặt càng nhiều câu hỏi càng tốt. Nếu vây quanh bạn là những người giỏi giang hơn, bạn sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài không ngừng hoàn thiện. – Manas J Saloi
 

16. Luôn đặt câu hỏi:

Nếu bạn nhìn thấy hay nghe thấy điều gì đó hay ho, đừng để nó dễ dàng trôi đi. Hãy đặt câu hỏi – theo đuổi sự tò mò của bản thân và cố gắng tìm bằng được câu trả lời. – Mike Xie
 

17. Cài đặt ứng dụng:

Mỗi ngày một từ mới: Bạn sẽ củng cố và mở rộng vốn từ vựng của mình, nhờ đó ngày càng thông thạo ngôn ngữ và vượt qua dễ dàng các bài kiểm tra ở trường hay các rào cản ngôn ngữ trong giao tiếp.
 
Bạn cũng có thể thử học thêm một ngoại ngữ mới, chỉ cần mỗi ngày bổ sung 5 – 10 từ vựng và kiên trì trong một khoảng thời gian là bạn đã tích lũy được một vốn từ rất đáng kể rồi. Có rất nhiều ứng dụng di động như vậy, cả miễn phí và trả phí, để bạn cài đặt và sử dụng, chẳng hạn như LiveMocha, Basuu, DuoLingo. – Manas J Saloi
 

18. Vượt qua nỗi sợ hãi:

“Thoát khỏi vùng an toàn của bản thân luôn khiến chúng ta trở nên thông thái hơn”. Mỗi ngày hãy đẩy mình đi xa hơn một chút, nhích ra khỏi vị tri hiện tại, thực hiện những điều không dễ dàng với chúng ta. Nếu bạn sợ đám đông, hãy thử phát biểu trong lớp học.
Nếu bạn e dè nhút nhát, hãy tình nguyện dẫn dắt cuộc họp tại công sở. Nếu bạn ngưỡng mộ ai đó, hãy tiếp cận họ bằng cách gửi đi một bức thư ngắn hay email. – Claudia Azula Altucher
 

19. Khám phá những miền đất mới:

Nếu không thể đi du lich mỗi ngày, ít nhất hãy luôn tìm kiếm những điều mới mẻ tại chính thành phố nơi bạn đang sống. Mỗi ngày bạn đều sẽ gặp những con người khác, học hỏi những chân lý mới, hiểu thêm nhiều điều thú vị về thế giới. Điều đó tuyệt vời hơn rất nhiều so với việc nằm dài ở nhà xem TV. – Manas
 

20. Chơi những trò chơi trí tuệ:

Một số trò chơi đòi hỏi vận động não bộ như cờ vua hay giải ô chữ sẽ giúp phát triển trí thông minh của bạn. Hãy thách thức chính mình khi chơi, chẳng hạn như chơi giải ô chữ tiếng Anh mà không dùng từ điển. Bạn cũng có thể chơi ghép hình, sudoku hay trò 2048.—Saurabh Shah
 

21. Dành thời gian tĩnh tâm:

Ngồi lặng im để lắng nghe chính mình thường có thể giúp chúng ta tìm thấy niềm cảm hứng và suy ngẫm lại về ngày vừa trôi qua. - Claudia Azula Altucher
 

22. Hình thành một sở thích có ích:

Nếu có điều gì đó hữu ích mà bạn có thể làm hoài ko chán, như đan len hay câu cá, việc thực hiện chúng mỗi ngày sẽ mang lại cho bạn những bài học giá trị đồng thời khiến bạn cảm thấy thoải mái. Ví dụ, bạn có thể thử chơi một đoạn nhạc mới mỗi ngày ngày, đọc sách vật lý vui, học thêm kỹ năng máy tính hay viết thêm vài dòng cho tiểu thuyết của bạn. – Mayank Rajput
 

23. Áp dụng những điều bạn đã học:

Nếu bạn vừa học kỹ năng mới về lập trình hay cách chơi một loại nhạc cụ, hãy thường xuyên sử dụng kỹ năng đó phục vụ cho cuộc sống. Học tập thông qua thực hành chính là một trong những phương pháp hiệu quả nhất để trở nên thông minh hơn. – Himanshu Pal

Sưu tầm

Bài khác

Bài viết mới