5 thứ nhất định phải vứt bỏ sau tuổi 30

Nếu bạn cảm thấy quá nặng nề, vậy thì cách tốt nhất đó là hãy trút bỏ gánh nặng trên vai bằng cách vứt bỏ một số thứ mà chúng ta không cần đến.


Yuko Hirose, biên tập viên và nhà văn nổi tiếng người Nhật thông qua kinh nghiệm của chính mình khuyên chúng ta cần phải không ngừng sắp xếp, thu dọn lại cuộc sống và tâm trí của chính mình, đồng thời đề xuất ra 5 thứ mà mọi người cần phải "vứt bỏ một cách dứt khoát" khi đến một độ tuổi nhất định, đó là: quan điểm của người khác, thông tin phức tạp, vật thừa thãi, sự vô kỷ luật và lối sống nhanh.
 

1. Vứt bỏ "quan điểm của người khác"
 

"Giờ còn chưa kết hôn, định ế đến già luôn ư?"
 
"Tuổi này rồi, có con cái là được rồi."
 
"30 tuổi rồi, nên mua một cái nhà là được rối đấy."
 
Chúng ta thường bị tấn công bởi những tiếng nói bên ngoài, và cũng đã quen với việc biết bản thân mình qua con mắt của người khác.
 
Sâu bên trong trái tim của mỗi người đều có một dòng suối, những âm thanh của thế giới bên ngoài, sự bốc đồng, khiến con suối này nổi sóng, thậm chí phủ đầy những đám mây đen.
 
Vì vậy, hãy vứt bỏ đi những "đôi mắt và âm thanh của thế giới bên ngoài", lắng nghe những âm thanh đến từ sâu thẳm bên trong.
 
Hirose nói rằng, muốn hoàn toàn bỏ ngoài tai những "âm thanh bên ngoài", chúng ta cần phải thường xuyên ghé thăm "bến cảng cảm xúc" của chính mình.
 
Hồi tưởng lại những gì bạn thích, trung thực với sở thích của bạn, hành động và làm những gì bạn thực sự thích ...
 
Chỉ khi lắng nghe sở thích của mình, chúng ta mới có thể dần dần thấy được những gì chúng ta cần và những gì chúng ta muốn.
 

2. Vứt bỏ "thông tin phức tạp"
 

Trong thời đại thông tin như hiện nay, chúng ta cần phải biết cách chọn lọc thông tin.
 
Rất có thể hơn nửa số thông tin hàng ngày mà chúng ta nghĩ là nó cần thiết thì thực tế, nó lại không cần thiết chút nào.
 
Khi đối mắt với một lượng thông tin lớn, chúng ta phải đưa ra lựa chọn và phán đoán theo tình huống.
 
Dứt khoát vứt bỏ "thông tin bạn không cần" và chọn những gì bạn thực sự cần.
 
Trước khi tiếp nhận thông tin, hãy tự hỏi:
 
Tại sao tôi cần thông tin đó?
 
Người liên quan đến thông tin đó có thực sự quan trọng với tôi không?
 
Nếu câu trả lời là mơ hồ hoặc phủ nhận, ngay lập tức loại bỏ.
 
Khiến cho mọi người trở nên giàu có về mặt tinh thần, mang lại cho mọi người cảm giác tự do và thiết lập các mối quan hệ thích hợp, đó mới là ý nghĩa của thông tin.
 

3. Vứt bỏ "lối sống nhanh"
 

Vội vàng đi làm, vội vàng tan làm, cuộc sống luôn tàn nhẫn đẩy ta vào một cái guồng với tiết tấu nhanh như vậy. Kiệt sức, bị thời gian truy đuổi, không thể cảm nhận được vẻ đẹp của cuộc sống dường như đang trở thành trạng thái bình thường của cuộc sống.
 
Vì vậy, Hirose cho rằng chúng ta nên dứt khoát vứt bỏ lối sống nhanh và sống chậm lại để tận hưởng cuộc sống.
 
Bản thân bà cũng có một "phương pháp nhanh" để "sống chậm":
 
Tìm một chút thời gian rảnh, tạo ra cho mình một khoảng thời gian để tận hưởng đồ ăn ngon.
 
Ăn từng chút từng chút một, nhai chậm, từ từ cảm nhận, không cần bất kỳ ngôn ngữ nào, chỉ cần điều chỉnh tư thế ngồi và nghiêm túc thưởng thức những mỹ vị đó.
 
Hirose nói rằng, trong quá trình lặng lẽ thưởng thức món ăn đó, bà có thể một lần nữa cảm nhận lại được những vẻ đẹp bị lãng quên vì guồng quay cuộc sống.
 
Tiếng gió, âm thanh tiếng chim hót, ánh sáng trong không gian… Tất cả điều này khiến Hirose cảm thấy thời gian đang trôi một cách chậm rãi, cơ thể và tâm trí của mình như đang được bồi bổ và nuôi dưỡng...
 

4. Vứt bỏ sự "vô kỷ luật"
 

Có lẽ nhiều người trẻ bây giờ đều đang là những "quý ông tùy tiện" và "quý cô không tự giác", đối xử với cuộc sống một cách vô kỷ luật và đối xử với bản thân một cách bừa bãi.
 
Công việc không hoàn thành đúng hạn, cơm không ăn đúng bữa, thậm chí đôi khi ngủ cũng chỉ là để đối phó…
 
Hirose muốn nhắc nhở chúng ta rằng, con người, khi đến một độ tuổi nhất định, họ không còn có thể nuông chiều bản thân được nữa và phải dứt khoát vứt bỏ đi sự không tự giác, "vô kỷ luật" của chính mình.
 
Cuộc sống không nên "bị" đối xử một cách bừa bãi, một cuộc sống tốt nên "được" sắp xếp hợp lý.
 
Chẳng hạn, nên ăn sáng, nên tập thể dục, cố gắng không thức khuya ...
 
Sống có kỷ luật tự giác hơn, bạn mới có thể làm chủ cuộc sống dễ dàng hơn.
 

5. Vứt bỏ "vật thừa thãi"
 

"Trạng thái của một người có thể được phản ánh thông qua không gian xung quanh họ."
 
Hirose nói rằng dự trữ quá nhiều vật không cần thiết sẽ ảnh hưởng tới cảm xúc, khả năng suy nghĩ, ước mơ và thậm chí cả phương thức đối xử với người và vật xung quanh.
 
Vì vậy, hãy dứt khoát vứt đi những đồ dùng không cần thiết, sắp xếp mọi thứ xung quanh bạn theo thứ tự ưu tiên.
 
"Có một buổi sáng tôi đã ném đi tất cả ngày hôm qua, kể từ đó, bước chân của tôi nhẹ nhàng hơn rất nhiều", Hirose nói.
 
Có lẽ, những thứ chúng ta vứt đi, sẽ trở thành một chất dinh dưỡng cho quá trình trưởng thành, giúp chúng ta tìm thấy bản thân trong một phiên bản quyết tâm và rõ ràng hơn.

Theo Cafebiz

Bài khác

Bài viết mới