6 sai lầm tuyệt đối không được mắc phải trong giao tiếp

Ngôn ngữ phản ánh nhận thức và tư duy của mỗi người, vì vậy muốn người khác tôn trọng trước tiên phải biết kiểm soát lời nói của mình.


Ở những nơi công cộng như trên đường phố, xe buýt... chúng ta thường nghe thấy nhiều người nói những câu rất thô tục, khó nghe. Để thể hiện mình là người có trình độ giáo dục cao hay thấp, được tu dưỡng tốt hay không thì cần phải chú ý đến 6 vấn đề sau:
 

1. Đề cập đến bí mật riêng tư của đối phương

 
Nói chuyện muốn được lợi thật khó, nhưng muốn rước họa vào thân thì dễ như trở bàn tay. Vì vậy, những người thông minh luôn nói năng thận trọng, dè dặt với mọi người. Như bạn nói chuyện bí mật riêng tư với anh ta, nhưng bản thân anh ta luôn lo sợ mọi người sẽ biết bí mật của mình, trong khi nói chuyện bạn đã vô tình nói đến bí mật của anh ấy, người nói thì vô tâm còn người nghe thì có ý, anh ấy cho rằng bạn đang để lộ bí mật của anh ấy và anh ấy sẽ hận bạn vô cùng. Do đó, bạn không nên đề cập đến bí mật của người khác, đây là điều kiêng kỵ thứ nhất nên tránh.
 

2. Chỉ ra ý đồ của bạn bè

 
Anh ấy làm việc có ý đồ riêng và cố gắng che giấu không cho mọi người biết, mọi người biết sẽ không có lợi cho anh ấy. Nếu quan hệ giữa bạn với anh ấy rất sâu sắc, tuy anh ấy không đoán được bạn sẽ biết ý đồ của anh ấy nhưng anh ấy vẫn rất nghi ngờ bạn, ghen ghét bạn, do đó sẽ lâm vào hoàn cảnh khó xử, không thể nói rõ mình không biết gì hoặc không thể nói rõ bạn sẽ không tiết lộ điều gì, bạn sẽ phải làm gì? Tôi nghĩ bạn có một cách duy nhất là giả vờ như câm như điếc, không nhắc đến những vấn đề đó.
 

3. Tiết lộ bí mật của người khác

 
Người ta có ý đồ nào đó mà bạn lại là người được tham gia bàn bạc cùng, xét về mặt tích cực thì bạn là người tâm phúc của anh ấy, nhưng xét về mặt tiêu cực thì bạn là mối họa âm ỉ trong lòng anh ấy. Dù bạn biết giữ bí mật, bạn không bao g iờ để lộ bí mật nhưng chẳng may có người đoán được sự tình và tiết lộ ra ngoài thì bạn sẽ không thể biện bạch cho mình. Lúc ấy bạn phải gần gũi với anh ấy hơn, thể hiện sự trong sạch với anh ấy và cố gắng tìm ra người tiết lộ bí mật.
 

4. Nêu ý kiến bừa bãi

 
Người ta không biết bạn nhiều lắm, không tin tưởng bạn, nhưng bạn lại cố gắng lấy lòng người ta bằng những lời nói rất thân thiết và khi thực hiện không có kết quả như mong muốn thì người ta chắc chắn sẽ nghi ngờ bạn cố ý đùa giỡn, làm họ bị mắc lừa, dù có kết quả tốt thì chưa chắc người ta có thiện cảm nhiều hơn với bạn, vì họ cho rằng bạn ngẫu nhiên nhìn thấy, không thực hiện bằng sức lực của bạn... vậy thì tính công lao của bạn như thế nào đây? Do vậy bạn không nên nói gì thì hơn.
 

5.  Tiết lộ "vết sẹo" của người khác 

 
Bạn biết sai lầm của người ta và cho rằng đó là một sai lầm lớn nên đã không tiếc lời thẳng thắn khuyên nhủ. Người ta luôn áy náy vì lỗi lầm, lúc nào cũng sợ người khác biết, người ta rất hổ thẹn khi bị bạn tiết lộ điều đó, do xấu hổ nên sinh ra thù hận bạn và vì thù hận nên nảy sinh xung đột với bạn. Do đó, tốt nhất bạn không nên nói gì, dù khuyên bảo thì cũng cần phải mềm mỏng, khéo léo.
 

6. Bắt người khác làm việc họ không thích làm hoặc không thể làm

 
Người ta không có khả năng làm được việc đó, nhưng bạn cho rằng nên làm và ép họ phải làm. Với một số việc họ ở thế đã giương cung lên bắn, ngồi trên lưng cọp thì bạn cho rằng không nên làm và ép họ phải dừng lại giữa chừng. Nếu bạn làm như vậy thì đã ép người khác làm việc họ không muốn làm hoặc không làm được, điều này hoàn toàn không đúng với tình người.
 
Thực tế, thượng sách chính là việc gì người ta nên làm hoặc không nên làm thì về mặt đạo lý chỉ cần khuyên bảo để họ tự giác ngộ, tự hành động hoặc tự chấm dứt. Họ không muốn nghe lời khuyên của bạn thì bạn đành phải tìm cơ hội khác. Việc gì cũng ép buộc sẽ dễ làm tổn thương tình cảm của nhau.

Theo "Nghệ thuật giao tiếp ứng xử", tác giả Gia Linh

Bài khác

Bài viết mới