6 thủ thuật dùng từ khóa
Quảng cáo tìm kiếm là một công cụ hữu hiệu giúp các nhà quảng cáo tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu. Các truy vấn, tìm kiếm được các nhà quảng cáo nhắm tới, và được sử dụng với tên gọi là "từ khoá”. Và sự liên hệ giữa truy vấn và từ khóa là trọng tâm của quảng cáo tìm kiếm Google - AdWords. Sau đây là những phương thức hữu hiệu mà nhà quảng cáo có thể thực hiện để nâng cao hiệu quả.
1. Xác định từ khóa phù hợp với khách hàng mục tiêu
Dưới đây là một số nguồn có sẵn mà bạn có thể tìm kiếm từ khóa phù hợp:
- Trang web: Các từ khóa trên tài khoản có phản ánh nội dung trên trang web không? Nếu chưa, nên xem xét đưa các nội dung này vào tài khoản.
- Sản phẩm: Đấu giá từ khóa sản phẩm cốt lõi. Đối với một nhà bán lẻ, những yếu tố như tên sản phẩm hay dòng sản phẩm có thể sẽ làm cho từ khóa đạt được lượng truy cập cao hơn.
- Nhãn hiệu: Đừng bỏ quên các giá trị thương hiệu. Phải đảm bảo các giá trị này cũng được phản ánh qua các lựa chọn từ khóa.
- Quá trình nghiên cứu sản phẩm của khách hàng: Đâu là phương cách tiềm năng mà khách hàng có thể dùng để tìm kiếm về những sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung cấp?
Hãy thiết lập quy trình tìm kiếm của khách hàng và đảm bảo rằng mình hiện diện ở tất cả các thao tác tìm kiếm của người dùng tiềm năng. Đặc biệt chú ý đến đến những từ khóa thể hiện ý định thương mại (ví dụ những thứ có chứa từ "mua"), hay những từ phản ánh cách nghĩ, ý định "hành động ngay".
- Những nhà quảng cáo khác trên thị trường: Nên nghiên cứu những trang web khác cùng ngành và xem xét những từ khóa của họ, hãy xem những chủ đề nào chưa được tận dụng trong danh sách từ khoá của mình
2. Những từ khóa dài
So với những từ khóa ngắn hơn (có từ 2 - 4 từ), các từ khóa có chứa ít nhất 5 từ sẽ có trung bình ít hơn một nửa số lượng truy cập và hiển thị. Tương tự với những từ khóa dài - từ khóa với 30 hoặc nhiều kí tự hơn (bao gồm cả dấu cách) cũng có lượt truy cập trung bình ít hơn so với những từ khóa ngắn hơn.
Những từ khóa dài mất thời gian xác định, trong khi lại mang lại lượng hiển thị và truy cập thấp hơn một nửa. Vì vậy không nên dành quá nhiều thời gian cho những từ khóa dài.
3. Quản lý từ khóa đúng mục tiêu
Tổ chức, phân loại các từ khóa thành từng nhóm giúp việc xác định dễ dàng, việc quản lý và duy trì tài khoản cũng trở nên đơn giản hơn. Những từ khóa thường được sắp xếp theo từng chiến dịch sẽ dễ dàng trong việc kiểm tra ngân sách hơn.
Đối với những ngân sách có hạn chế, cấu trúc tài khoản cho phép tối đa hóa số lượng truy cập và chuyển hướng (conversion) đối với những từ khoá quan trọng hơn trong nhóm.
4. Loại bỏ từ khóa có lượng tìm kiếm thấp
Nên cân nhắc cẩn thận đối với những từ khóa có lượng tìm kiếm thấp. Những từ khoá mang lại lượng hiển thị thấp trong tháng hay thậm chí cả năm do người dùng không tìm kiếm nhiều (không phải vì giá bỏ thầu thua).
Loại bỏ những từ khóa này nếu có những lựa chọn thay thế tốt hơn. Điều này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho tài khoản, bao gồm cả việc quản lý dễ dàng hơn.
5. Quản lý tùy chọn đối sánh từ khóa để vừa tăng trưởng vừa có thể kiểm soát
Mục tiêu sử dụng từ khóa là nhắm đến đúng đối tượng người dùng qua các truy vấn tìm kiếm của họ. Việc sử dụng tùy chọn đối sánh từ khoá (match types) sẽ giúp kiểm soát tốt hơn việc tiếp cận đúng người dùng.
Hiểu được các tùy chọn đối sánh từ khóa và vai trò của tùy chọn này trong việc quản lý tài khoản là một phần quan trọng trong chiến lược quảng cáo từ khoá. Có ba dạng tuỳ chọn đối sánh chính: Đối sánh rộng, đối sánh cụm từ, và đối sánh chính xác.
Đối sánh rộng sử dụng lịch sử Google để giải mã ý nghĩa của truy vấn để trả lời một câu hỏi hay truy vấn, trong khi hai loại đối sánh còn lại diễn tả những từ mà người dùng gõ và thứ tự sắp xếp từ, độc lập với ý định của các từ khóa.
15% các truy vấn tìm kiếm mỗi ngày trên Google hoàn toàn mới. Do đó, việc sử dụng đối sánh rộng sẽ giúp nắm bắt các tìm kiếm có liên quan tốt hơn. Dưới đây là cách hướng dẫn dùng các tuỳ chọn đối sánh:
- Đối sánh chính xác: Sử dụng khi biết cụ thể truy vấn đó có tần số sử dụng đủ cao để tạo từ khoá liên quan.
- Đối sánh cụm từ: Sử dụng nếu có một nhóm từ khóa được dùng lặp đi lặp lại qua một số truy vấn khác nhau, và khi có nhu cầu quản lý tất cả lượng truy cập qua các truy vấn này. Thứ tự của các truy vấn đóng vai trò quan trọng. Ví dụ, sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 cụm từ "bó hoa" và "hoa bó”.
- Đối sánh rộng: Sử dụng nếu có một nhóm từ khoá được dùng lặp đi lặp lại qua một số truy vấn khác nhau, và khi có nhu cầu quản lý tất cả lượng truy cập qua các truy vấn này. Thứ tự của các truy vấn không quan trọng. Ví dụ, không có sự khác biệt về hiệu quả giữa 2 cụm từ "bó hoa" và "hoa bó”.
Không nên dành quá nhiều thời gian để xây dựng nguyên bản hay biến thể của những từ khóa tối nghĩa một cách chính xác hay kết hợp những từ khóa đó. Hãy biến thể những từ khóa có liên quan để tăng lượng truy cập. Lỗi chính tả, số ít, số nhiều, từ viết tắt, nhấn hay từ gốc đều nằm hết trong thói quen kết hợp từ khoá của người dùng (không bao gồm từ đồng nghĩa).
6. Lọc lượng truy cập với từ khóa phủ định
Từ khóa phủ định là một phần thiết yếu để làm nên thành công của chiến lược từ khóa. Gia tăng hiệu suất đồng thời giúp kiểm soát lượng truy cập vào tài khoản tốt hơn bằng cách tận dụng hết hiệu quả của từ khóa phủ định đầy đủ.
Ở cấp độ cơ bản nhất, từ khóa phủ định sẽ ngăn cản việc hiển thị quảng cáo sai đối tượng, mặc dù truy vấn của họ có những cú pháp liên quan đến từ khóa.
Có hai công cụ chính mà bạn có thể sử dụng để tìm từ khóa phủ định: lập kế hoạch từ khóa và báo cáo cụm từ tìm kiếm. Tìm những truy vấn không phù hợp trong những truy vấn có lượng truy cập, hay những từ khóa gợi ý trong quá trình lập kế hoạch. Ngoài việc đánh giá các số liệu thống kê trong các báo cáo này, nên xem xét mục đích tìm kiếm của người dùng.
Khi tìm kiếm từ khóa phủ định, đừng quan tâm đến việc chèn thêm những từ khóa phủ định vào danh sách những truy vấn không liên quan đến từ khóa hiện tại đang sử dụng. Những từ khoá không liên quan sẽ tự động không hiển thị trên các truy vấn.
Sưu tầm