7 bí quyết bán hàng hiệu quả trên mạng xã hội

Không ít công ty lớn đã phải thất vọng khi tham gia quảng bá hay bán hàng trên các trang mạng xã hội như Facebook hay Twitter. Những chiến lược không được hoạch định khoa học khiến họ chịu nhiều tổn thất hơn là thành công. Tuy nhiên, các hoạt động tiếp thị trên mạng xã hội này không vì thế mà biến mất.

Nghiên cứu của công ty tư vấn thương mại trực tuyến Booz & Co. cho rằng truyền thông xã hội là cách tốt nhất để tạo ảnh hưởng đến khách hàng. Và trong thời gian ngắn sắp tới, lợi nhuận của thương mại thông qua mạng xã hội trên toàn cầu sẽ đạt 30 tỉ đô la, riêng tại Mỹ là 14 tỉ đô la.
 
Booz cũng cho biết, 27% trong số những người sử dụng mạng xã hội ít nhất 1 giờ mỗi ngày cũng sẽ sẵn sàng mua sắm thông qua phương tiện này,
 
Cũng như thương mại điện tử trước đây, sẽ phải mất một khoảng thời gian để thương mại trên mạng xã hội được người tiêu dùng chấp nhận.
 
Với nhiều khách hàng, mua sắm trong thế giới thực phải là ra ngoài cùng bạn bè, người thân, tự chọn lấy món hàng mình yêu thích và cùng bình luận về nó. Giờ đây, các công ty sử dụng mạng xã hội để bán hàng cũng đang nỗ lực để tạo ra một môi trường tương tự.
 
Booz mới đây đã xuất bản nghiên cứu về những bí mật của mua sắm trong quí IV/2011. Nghiên cứu này phân tích những hoạt động của các nhà bán lẻ trực tuyến lớn.
 
Theo đó, chỉ hơn một nửa trong những công ty bán lẻ có trang Facebook (mà hầu hết các trang đều chứa đường dẫn cho khách hàng đến trang web chính của công ty). Chỉ có 16% nhà bán lẻ cung cấp chức năng "mua" ngay tại Facebook.
 

Sau đây là một số kinh nghiệm để cải thiện hoạt động bán hàng trên Facebook rút ra từ kết quả nghiên cứu:

 
Nếu bạn kinh doanh với quy mô tương đối lớn, hãy cung cấp địa chỉ kết nối và giúp đỡ trực tiếp khách hàng 24/7 trên mạng xã hội (thông qua chat hoặc gọi điện) giống như dịch vụ hỗ trợ khách hàng thông thường.
 
Cung cấp những phương thức đảm bảo, bảo hành uy tín để giải tỏa những mối lo ngại của khách hàng. Những mối lo lắng này cũng là những mối lo lắng chung của bất kỳ ai khi tham gia mua sắm trực tuyến: thanh tóan không minh bạch; hàng hóa không đúng kích thước, màu sắc, chất liệu; giao hàng chậm trễ…
 
Đưa ra các chương trình khuyến mãi đặc biệt, thưởng điểm cho khách hàng trung thành, và các đặc quyền khác cho khách hàng khi mua sắm thông qua mạng xã hội. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các chương trình khuyến mãi trên Facebook và trang web chính sẽ giúp thu hút thêm fan hâm mộ tham gia theo dõi các trang mạng xã hội trong một thời gian nhất định.
 
Đưa ra lựa chọn cập nhật thông tin qua điện thoại di động (hãy nhớ không bao giờ “nhấn chìm” và làm phiền khách hàng bằng quá nhiều thông tin).
 
Kết hợp các tính năng của trang web vào trang Facebook fanpage: chức năng zoom và xem hình ảnh sản phẩm từ nhiều góc độ, xem sản phẩm dưới nhiều lựa chọn khác nhau, tư vấn và hỗ trợ mua sắm… để tạo điều kiện tốt nhất cho khách hàng.
 
Thêm vào các công cụ tìm vị trí (nếu công ty bạn có hệ thống cửa hàng bán lẻ) phòng khi khách hàng muốn đến mua hàng tận nơi.
 
Cung cấp các nội dung miễn phí hoặc “độc quyền” dành riêng cho các fan trên Facebook.
 
Trên đây là một số gợi ý nhưng bạn không nên ứng dụng một cách rập khuôn. Thành công đòi hỏi nhiều thử nghiệm và điều chỉnh để xem điều gì là thích hợp nhất với doanh nghiệp cũng như nhu cầu khách hàng của mình.
 

Bài viết nên xem thêm

Sưu tầm

Bài khác

Bài viết mới