8 bài học thấm thía về cuộc sống bạn chỉ nhận ra khi… đã muộn

Cuộc sống luôn ẩn chứa những bài học quý giá mà đôi khi phải trải qua nhiều khó khăn chúng ta mới có thể học được. Hơn nữa, để hiểu và thấm thía được lại là cả một vấn đề, nhiều người chỉ nhận ra khi mọi chuyện đã quá muộn.


Do đó, nếu có thể, bạn nên học những điều này sớm hơn, đừng để nhận ra khi đã quá muộn màng. Dưới đây là 8 bài học quan trọng về cuộc sống mà hầu hết chúng ta chỉ nhận ra khi mọi chuyện đã quá muộn…
 

1. Nếu muốn “làm điều mình thích”, bạn phải cố gắng gấp 3 lần người khác

 
Hầu hết mọi người trong số chúng ta không thể dành toàn bộ thời gian trong cuộc sống để làm bất cứ việc gì họ yêu thích. Thay vào đó, chúng ta phải làm những việc mà cha mẹ, thầy cô, bạn bè, thậm chí là xã hội bảo “nên làm” hoặc “cần phải làm”. Có khi chỉ đơn giản là theo đuổi điều gì đó không theo những gì trái tim mách bảo.
 
Nhưng nếu muốn “làm điều mình thích”, chúng ta phải coi nó như là một đặc ân, chứ đừng đặt quá nhiều kỳ vọng như đa số mọi người vẫn làm. Vậy nên, nếu đó là những gì bạn muốn, hãy bắt tay thực hiện ngay từ bây giờ, phải thực sự dành tâm huyết đạt được mục tiêu của mình và chăm chỉ gấp ba lần người khác. Đừng làm nửa vời để rồi hối hận.
 

2. Tìm kiếm sự công nhận từ người khác chỉ mang đến cho bạn sự mệt mỏi và những quyết định sai lầm

 
Bạn đã bao giờ bị kìm hãm bởi nỗi sợ bị khước từ? Bạn đã bao giờ sợ việc người khác có thể nghĩ hoặc nói về bạn – điều ngăn bạn khỏi những hành động tiêu cực.
 
Đã đến lúc bạn thay đổi tư duy của chính mình…
 
Hôm nay, người duy nhất bạn cố gắng để vượt lên chính là con người hôm qua của bạn. Chứng minh bản thân với chính mình. Bạn đủ giỏi, đủ thông minh, đủ xinh đẹp, đủ mạnh mẽ. Bạn không cần một ai khác ghi nhận nó; vốn dĩ bạn đã là một người có giá trị.
 
Nếu ai đó nói không với bạn, hay nếu người ta nói thứ gì đó tiêu cực về bạn, điều đó chẳng thay đổi điều gì về bạn hết. Những ngôn từ và quan điểm của người khác chẳng có chút ảnh hưởng nào đến giá trị của bạn. Chắc chắn là việc tạo một ấn tượng tốt trong những tình huống nhất định thực sự hữu ích và đáng mơ ước, nhưng nếu bạn đối mặt với sự khước từ của người đối diện thì cũng chẳng việc gì phải xấu hổ hay bận tâm nhiều.
 
Nhận được những phản hồi tích cực kì thực rất tuyệt, nhưng đơn giản là nó không phải lúc nào cũng xảy ra. Như vậy cũng tốt thôi, bởi vì bạn biết được mình đang đối chọi với cái gì và bạn nhận ra rằng giá trị của mình không phụ thuộc vào phán xét của người khác.
 
Khi bạn quyết tâm tạo ra một sự khác biệt đích thực trong cuộc sống, sẽ có những người không đồng ý, những người phớt lờ, và cả những người hoàn toàn bác bỏ đi những ý tưởng và nỗ lực của bạn. Bỏ ngoài tai những gì họ nói, tự tin bước lên, làm những gì cần làm, và để mặc họ thích nghĩ gì thì cứ việc.
 

3. Ẩn sau sự giận dữ luôn là nỗi sợ hãi

 
Nhà thông thái Yoda từng nói: “Nỗi sợ hãi là con đường dẫn đến bóng tối. Nỗi sợ hãi dẫn dắt đến sự giận dữ, giận dữ dẫn đến chán ghét, chán ghét dẫn đến đau khổ”.
 
Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy đau khổ, đặc biệt trong một khoảng thời gian kéo dài, chúng ta đều nghĩ rằng sự đau khổ ấy đến từ thế giới bên ngoài, từ những điều mà chúng ta ghét. Khi vượt qua cảm xúc đau khổ, bạn sẽ thấy đằng sau sự căm ghét là cảm xúc giận dữ đã bị dồn nén từ lâu.
 
Tuy nhiên, thực chất nguồn gốc đằng sau tất cả những điều này là nỗi sợ hãi. Nỗi sợ mất mát. Nỗi sợ bị tổn thương. Nỗi sợ khi phải buông bỏ. Chỉ khi nhận ra và chấp nhận nỗi sợ hãi đó, chúng ta mới có thể bước qua bóng tối và tiến về phía trước.
 

4. Những thói quen hàng ngày tạo nên con người bạn trong tương lai

 
Hành động hôm nay của bạn sẽ góp phần hình thành nên con người của bạn ngày mai. Khi hành động đó lặp đi lặp lại trong vài tuần, bạn sẽ nhận thấy tác động của nó đối với cuộc sống và trở thành thói quen khó có thể thay đổi. Từ những tác động rất nhỏ đến sự khác biệt rõ rệt trong con người bạn.
 
Khi những hành động đó lặp lại trong vòng 1 năm, 2 năm hay thậm chí là 5 năm, bạn sẽ không còn nhận ra chính mình nữa. Vì thế, đừng đánh giá thấp sức mạnh của những thói quen nhỏ bởi nó sẽ lớn dần theo thời gian. Dù tốt hay xấu, những thói quen hàng ngày sẽ xác định bạn là ai trong tương lai, có thể ảnh hưởng đến cuộc sống, tính cách và tương lai của bạn nữa đó.
 

5. Cảm xúc cũng có thể tập luyện mà thành

 
Khi nhắc đến từ “tập luyện”, chúng ta thường chỉ nghĩ đến thực hành các kỹ năng luyện tập chơi piano, khúc côn cầu… Tuy nhiên, trên thực tế, ngay cả cảm xúc của bản thân cũng có thể tập luyện mà thành.
 
Bạn có thể rèn luyện khiếu hài hước, sự khiêm tốn, sự tha thứ hay cả nhận thức. Bạn cũng có thể rèn luyện sự giận dữ, oán hận và mâu thuẫn. Cảm xúc sẽ phản ánh con người bạn và trở thành người như thế nào phụ thuộc vào lựa chọn của chính bạn.
 
Hiển nhiên, không ai trong số chúng ta sinh ra đã có sẵn sự buồn phiền hay oán giận người khác. Chỉ đơn thuần là chúng ta nên tránh xa cảm xúc ấy, lựa chọn tha thứ và đến gần hơn với hạnh phúc.
 

6. Mỗi người đều có những việc họ phải làm

 
Phải thừa nhận rằng, tất cả chúng ta đều có ước mơ, khát vọng, mục tiêu, gia đình, bạn bè và những mối quan hệ quan trọng khác nhau. Suy cho cùng, ai cũng có lý do riêng của mình để biện minh cho mỗi hành động. Cơ bản tất cả chúng ta đều muốn những điều giống nhau nhưng mỗi người lại có những việc riêng mà họ nhất định phải làm và không thể kiểm soát được điều đó.
 
Bạn có thể đặt hết niềm tin của mình vào ai đó, nhưng đừng cho rằng họ phải có trách nhiệm chia sẻ điều gì đó với bạn. Thay vào đó, hãy tự giải quyết vấn đề của bản thân, giúp đỡ người khác thực hiện mơ ước của họ nếu có thể. Khi thực hiện theo cách đó, các mối quan hệ sẽ phát triển thuận lợi và đúng hướng hơn. Và tất nhiên, khi bạn cần sự giúp đỡ, những người xung quanh bạn sẽ sẵn sàng góp một tay.
 

7. Thành tích không phải mục tiêu duy nhất trong hành trình cuộc đời

 
Chúng ta thường có xu hướng dồn toàn bộ sức lực, tâm trí, thậm chí hy sinh hạnh phúc của bản thân vì một mục tiêu lớn. Nhưng đến cuối cùng, khi đạt được mục tiêu ấy chúng ta cảm nhận được điều gì? Hạnh phúc không chỉ là đích đến, nó là cảm xúc, trải nghiệm trong cuộc hành trình mà bạn đi qua. Nếu không thể tận hưởng trải nghiệm cùng những người xung quanh thì dù bạn có đạt được mục tiêu đó, cuối cùng cũng trở nên vô nghĩa.
 
Mặt khác, nếu chỉ thiết lập mục tiêu và đạt được mục tiêu nhờ sự giúp đỡ của người khác, đó cũng được coi là thành công nhưng không phải là cuộc hành trình của riêng bạn. Một hành trình thực sự là khi bạn phải hi sinh những hạnh phúc cá nhân để theo đuổi đam mê và hưởng thụ thành quả của nó.
 

8. Làm việc chăm chỉ không có nghĩa là phải từ bỏ tiếng cười

 
Nếu bạn cho rằng trong môi trường làm việc chăm chỉ và nghiêm túc không có chỗ cho tiếng cười thì bạn đã nhầm. Trên thực tế, các ý tưởng tốt đẹp nhất thường xuất hiện vào những thời khắc vui vẻ. Con người chúng ta kết nối với nhau bằng tiếng cười và tạo ra những vòng liên kết mới. Bên cạnh đó, cười trong khi làm việc hoặc giải quyết một vấn đề là bắt đầu mở ra những khả năng mới.
 
Tuy nhiên, một số người dường như không nhận ra điều này, họ đối mặt với các vấn đề nghiêm trọng và trở nên càu nhàu, khó chịu. Nhưng cuộc sống thực chất là cuộc đua tìm kiếm niềm vui, khi bạn không vui vẻ, có lẽ “chẳng hoàn thành được điều gì”.
 
Vì thế, không cần thiết phải căng thẳng để đi tìm niềm vui, hãy hưởng thụ những niềm hạnh phúc nhỏ bé và đơn giản ngay trong cuộc sống. Ngược lại, khi vui vẻ tận hưởng cuộc sống, trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn có thể làm được nhiều điều kỳ diệu hơn bạn tưởng đó.

Theo Tinhhoa

Bài khác

Bài viết mới