Bài học khi khởi nghiệp: 6 điều quan trọng để thành công

Thất bại không quan trọng, quan trọng là bạn đã học được gì suốt thời gian qua.

 

1. Không đọc sách là sai lầm "chết người"

Một người thích đọc sách cho thể nắm được cả lịch sử, tương lai và sự thật, từ đó nhận ra rất nhiều tri thức tiến bộ trong cuộc sống. Ví dụ như đọc một cuốn truyện ký có thể chiêm nghiệm cuộc đời người khác, đọc sách tâm lý học có thể hiểu rõ tình cảnh bản thân, đọc sách lịch sử sẽ nhận ra sự hào hùng của thời đại. Mỗi cuốn sách đều mở ra một thế giới riêng. Chính vì vậy, đọc sách chỉ có thể liên tục không ngừng nghỉ, chứ không bao giờ có thể đọc xong.
Thông qua những hiểu biết trong sách, chúng ta cũng có thể gia tăng quan hệ với người tri thức xung quanh. Nếu không, cho dù gặp được người tài ba giỏi giang đến mấy, bạn cũng chỉ có thể tán gẫu những chuyện đơn giản linh tinh của đời thường mà không hiểu được nội dung ý nghĩa sâu xa hơn. Chính bản chất con người bạn sẽ quyết định bản chất của bạn bè xung quanh như thế nào.

2. Sống chung với nỗi cô đơn không hề tệ

Rất nhiều người dành hết ngày này tới ngày khác để tham dự đủ loại tiệc tùng, tụ tập với người khác chỉ vì không chịu được sự cô đơn, không muốn ở một mình. Khi bạn không biết cách sống chung với nỗi cô đơn, đó cũng là lúc bạn cô độc nhất vì không thể đối thoại cũng như đối mặt với nội tâm của mình.
Một ngày nào đó, bạn sẽ hiểu ra rằng, dù có cố gắng đến mấy cũng chẳng có bao người quan tâm. Họ chỉ để ý tới kết quả cuối cùng, còn quá trình khó khăn bạn đã trải qua không liên quan gì tới họ cả.
Có một giáo viên đăng ký chuyến đi tình nguyện về vùng sâu vùng xa dạy học miễn phí cho trẻ em ở đây trong một tuần. Để đến được đó, cô phải ngồi liên tục 2 chuyến bay, trong lúc vội vàng còn làm mất một phần hành lý cá nhân, tiếp tục lên xe khách di chuyển mấy tiếng trên đường núi gồ ghề, cả đêm không ngủ chỉ để đuổi kịp lớp dạy đầu tiên vào 8 giờ sáng hôm sau. Trong khi người giáo viên vô cùng mệt mỏi nhưng vẫn tự hào về mình thì khi đến nơi, câu đầu tiên mà nhân viên tình nguyện ở đây nói lại là: "Sao cô có thể để bản thân hốc hác mệt mỏi như vậy mà lên lớp được chứ?"
Như vậy, nếu chính bạn cũng không quan tâm, không để ý tới nỗi vất vả sâu trong lòng mình, cuộc sống sẽ tràn ngập sự tiêu cực và bất lực. Hãy học cách sống chung với bản thân càng sớm càng tốt.

3. Nhất định phải tìm ra những gì bạn thực sự muốn làm

Làm những gì bạn thích mới có thể thực sự truyền cảm hứng cho tiềm năng phát triển và hoàn thiện cuộc đời của chính mình. Tuy nhiên, chúng ta có thói quen dùng rất nhiều lý do để bao biện cho sự chây ì, tính trì hoãn của chính mình.

Bạn muốn dáng đẹp người thon nhưng lại bảo mình không có giày để tập thể dục. Bạn thích mở cửa hàng bán hoa nhưng lại bảo mình không đủ điều kiện. Bạn có thể muốn rất nhiều thứ nhưng thực chất lại chẳng bắt tay vào làm gì, thiếu giày nhưng bạn không đi mua, thiếu điều kiện nhưng bạn không chuẩn bị tích góp. Vậy đến cuối cùng, bạn vẫn chẳng có gì trong tay cả. Chỉ khi nào bắt đầu đặt ra bước chân đầu tiên, bạn mới có thể hoàn thành mong muốn của bản thân.

4. Tìm người mình thực sự thích

Đừng cố làm hài lòng tất cả mọi người vì những mối quan hệ xây dựng trên sự lấy lòng vốn không hề vững vàng. Chỉ khi nào bản thân tự tỏa sáng, những người bạn thực sự mới bị thu hút và muốn duy trì mối quan hệ lâu dài với bạn.

Mỗi ngày bạn tiếp xúc, cười nói và giao tiếp với vô số người. Không phải ai cũng được coi là bạn. Đa phần trong số đó chỉ là mối quan hệ xã giao hời hợt, không để lại ấn tượng gì. Còn những mối quan hệ nghiêm túc thật sự cũng cần giữ cho nhau khoảng cách nhất định. Có khoảng cách mới có sự tôn trọng lẫn nhau. Đừng cố tỏ ra thân thiết mà xâm phạm sự riêng tư, vô lễ với người khác, khiến cả hai không thoải mái với nhau.

5. Trưởng thành trong đời sống tình cảm

Sống càng lâu thì bạn càng phải hiểu rằng, không ai có thể giữ lấy ai trọn đời. Cuộc sống tiếp xúc với nhiều người như thế, không thể tránh khỏi những lúc "tâm trí lạc đường". Điều quan trọng là bạn có đủ tín nhiệm để giữ trọn lời hứa hẹn với bạn đời của mình hay không. Chỉ khi nào bạn biết cách kiểm soát tâm trí và tình cảm của mình không đi chệch đường ray quá xa, quá dài, thì bạn mới thực sự trưởng thành từ trong nhân cách.

6. Chấp nhận những thứ mất đi

Giống như sự thật cha mẹ sẽ luôn già đi, đến một ngày nào đó sẽ phải rời bỏ mình, bạn buộc lòng phải chấp nhận nó mà không thay đổi được gì. Bạn bè, tình yêu hay mọi điều vật chất trên đời đều có thể đến và đi như thế trong mỗi giai đoạn cuộc sống của bạn. Nếu đã quý trọng từng sự xuất hiện trong đời thì việc có thể cùng nhau đi đến cuối con đường hay không cũng chẳng quan trọng nữa. Những gì mất đi vốn không thuộc về định mệnh của mình. Thay vì nhớ mãi không quên và sống trong quá khứ, bạn hãy bình thản đón nhận và chấp nhận sự rời xa.
 
Đời người vốn ngắn ngủi. Mỗi một khoảng thời gian trôi qua, chúng ta lại càng trân quý cuộc sống hơn nữa, học hỏi thêm nhiều điều nữa từ thất bại mỗi ngày để nhận ra những bài học quan trọng cho ngày mai. Không ngừng thử thách cũng là cách bạn không ngừng mài giũa tư chất của bản thân để chờ ngày thành công vang dội.

Bài khác

Bài viết mới