Chuỗi cung ứng là gì
Nếu logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng như định nghĩa trên, thì phần còn lại là gì? Phân biệt logistics và chuỗi cung ứng như thế nào? Hay nói cách khác, logistics khác gì với chuỗi cung ứng? Để có căn cứ phân biệt, ta quay trở lại với khái niệm "chuỗi cung ứng" cũng của Hiệp hội các nhà chuyên nghiệp về quản trị chuỗi cung ứng. Hãy xem họ định nghĩa thế nào:
Chuỗi cung ứng là gì
"Chuỗi cung ứng" (Supply Chain hay thường nhầm lẫn là Logistics) là một hệ thống bao gồm các tổ chức, con người và các hoạt động, các nguồn lực liên quan đến việc vận chuyển sản phẩm (hoặc dịch vụ) từ tay người cung cấp, (hoặc nhà sản xuất) đến khách hàng (người tiêu dùng). Còn được gọi là hoạt động vận chuyển từ B to C, từ Bussiness đến Customer.
Quản trị chuỗi cung ứng
“Quản trị chuỗi cung ứng" bao gồm hoạch định và quản lý tất cả các hoạt động liên quan đến tìm nguồn cung, mua hàng, sản xuất và tất cả các hoạt động quản trị logistics. Ở mức độ quan trọng, quản trị chuỗi cung ứng bao gồm sự phối hợp và cộng tác của các đối tác trên cùng một kênh như nhà cung cấp, bên trung gian, các nhà cung cấp dịch vụ, khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng sẽ tích hợp vấn đề quản trị cung cầu bên trong và giữa các công ty với nhau. Quản trị chuỗi cung ứng là một chức năng tích hợp với vai trò đầu tiên là kết nối các chức năng kinh doanh và các qui trình kinh doanh chính yếu bên trong công ty và của các công ty với nhau thành một mô hình kinh doanh hiệu quả cao và kết dính. Quản trị chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những hoạt động quản trị logistics đã nêu cũng như những hoạt động sản xuất và thúc đẩy sự phối hợp về qui trình và hoạt động của các bộ phận marketing, kinh doanh, thiết kế sản phẩm, tài chính, công nghệ thông tin.”
Tóm lại: Khái niệm chuỗi cung ứng rộng hơn và bao gồm cả logistics và quá trình sản xuất. Ngoài ra, chuỗi cung ứng chú trọng hơn đến hoạt động mua hàng (procurement) trong khi logistics giải quyết về chiến lược và phối hợp giữa marketing và sản xuất.
Vai trò của chuỗi cung ứng
“Bạn có biết một bộ quần áo phải trải qua những gì để đến tay bạn không?. Đó là một hành trình dài kết hợp từ rất nhiều khâu khác nhau như: Các nhà cung cấp nguyên vật liệu (vải, chỉ, phụ liệu…), các nhà máy, xưởng gia công vải theo mẫu mã, các hệ thống phương tiện vận chuyển từ công xưởng đến công ty chính, các đại lý, cửa hàng bán sỉ, bán lẻ và cuối cùng mới tới tay chúng ta.
Ví dụ trên cho thấy, chuỗi cung ứng tham gia vào gần như tất cả mọi hoạt động sống diễn ra hàng ngày trên thế giới này. Vấn đề ở đây là bạn quản lý chuỗi cung ứng này như thế nào để mang lại hiệu quả và doanh thu cao nhất cho công ty của mình?
Một vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp cũng như các cá nhận hoạt đông trong ngành xuất nhập khẩu là việc phải quản trị chuỗi cung ứng như thế nào? Yếu tố này có liên quan sống còn đến việc doanh thu của công ty tăng trưởng hay bị tụt dốc? Chi phí hoạt động được giảm bớt hay đang đội lên?
Yêu cầu này đang góp phần làm nhu cầu nhân lực hoạt động trong chuỗi cung ứng tăng lên, cũng như đang tạo ra nhiều việc làm cho người lao động Việt hơn.
Cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng
Tuy còn non trẻ, nhưng hiện nay quản trị chuỗi cung ứng tại Việt Nam đang mở ra cơ hội việc làm cho rất nhiều bạn trẻ.
Lĩnh vực này thực sự là một cơ hội cho các bạn tìm kiếm cơ hội để trở thành chuyên viên dự báo nguồn hàng, nhà hoạch định và điều phối nguồn nguyên vật liệu…cho đến nhà hoạch định chiến lược của doanh nghiệp.
Sự khác nhau giữa logistics và chuỗi cung ứng
Sự khác biệt của logistic và supply chain được mô tả dưới bảng sau:
Tiêu chí |
Logistics |
Supply Chain (Chuỗi cung ứng) |
Mục tiêu |
Giảm chi phí logistics, tăng chất lượng dịch vụ. |
Giảm chi phí toàn thể, tăng hoạt động bên ngoài như hợp tác và phối hợp với các đối tác khác. Do đó tăng hiệu quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. |
Công việc |
Vận tải, kho bãi, dự báo, giao nhận, dịch vụ… |
Gồm tất cả hoạt động của logistics và các hoạt động khác như: quản trị nguồn cung, sản xuất, hợp tác với khách hàng. |
Phạm vi hoạt động |
Trong lòng doanh nghiệp. |
Cả trong và ngoài. |
Tầm ảnh hưởng |
Ngắn, trung hạn. |
Dài hạn. |
uci.vn