Chuyện thằng Tèo (tập 1)

Tay ngang nhảy ra làm chủ, Tèo đăng ký đi học lớp kế toán mà nghe mấy ổng nói nhức đầu quá, hem hiểu. Thuê 1 con bé nó mới học kế toán ra, nó cũng hem biết gì, ngồi ngủ gục miết, nên Tèo kêu thôi mày kêu xuống làm công nhân bọc đũa đi, để tao làm kế toán luôn cho. Quy mô nhỏ nên Tèo làm luôn cho biết, sau này quy mô lớn, giao việc người khác mới quản lý được.


Thằng Tèo sau mấy năm lên thành phố làm công ăn lương, hào hứng với mấy thú vui đô thị cho đã rồi, cái thấy hết ham. Thấy khói bụi xe cộ ồn ào quá, ngày nào 10 triệu xe máy xe hơi xe tải xe container cũng thải ra ít nhất 10 triệu lít khói (cho trung bình mỗi chiếc xe xài 1 lít xăng mỗi ngày, mỗi lít xăng dạng lỏng biến thành 1 lít khí dạng khói, ở lâu phổi sẽ không khỏe mạnh, mà không khí là cái quý giá nhất trên đời. Vì không ai có thể thiếu nó sau vài phút cả). Tèo bèn kéo vali ra sân bay, vừa đi vừa hát bài Về Quê của Phó Đức Phương. Mà về quê là Tèo làm chủ, là mở doanh nghiệp chứ hem phải về quê xin việc. Việc ở quê ít lắm, xin xin xỏ xỏ làm gì cho mệt, khái niệm xin xỏ không có trong từ điển của Tèo. Tèo là thanh niên thế hệ mới, là cho, chứ hẻm có xin. Cho tiền, cho tình, cho tri thức, cho kinh nghiệm, cho máu, cho lòng hào sảng, cho sự tự tin, cho lòng biết ơn, cho phép lịch sự dạ thưa, cho nụ cười lúc nào cũng vui vẻ, cho việc làm người khác…
 
Với quan hệ quốc tế mình có, Tèo ép thằng bạn bên Nhật bên Hàn mua đũa tre xuất khẩu, loại dùng 1 lần. Tèo mở xưởng đặt tại làng mình luôn, quản lý cho dễ. Thuê cái nhà và chục công nhân, nhập cái máy rẻ òm mấy chục triệu. Hàng ngày, tre được cả huyện chặt và cung cấp cho Tèo. Tèo cho xử lý mối mọt xong, cứ đầu này đút vô cây tre thì đầu kia nó chạy ra mấy đôi đũa. Rồi cho các chị ngồi dưới cái máy, lụm từng đôi, thổi cái phù cho bay bụi rồi trùm miếng nylon vào, bỏ vô đóng thùng cạc-tông ghi mấy chữ Nhật bên ngoài. Loại đũa dùng 1 lần, tụi Nhật ăn sushi xong là vứt nên nhu cầu lớn lắm á. Mà bên đó xứ lạnh đâu có nhiều như tre nước mình. Lương công nhân bên đó cũng 3000 đô/tháng trong khi bên mình trả 5 triệu là mấy anh trong làng vui làm liền, nên chi phí sản xuất của mình rẻ, tha hồ mà xuất khẩu.
 
Tay ngang nhảy ra làm chủ, Tèo đăng ký đi học lớp kế toán mà nghe mấy ổng nói nhức đầu quá, hem hiểu. Thuê 1 con bé nó mới học kế toán ra, nó cũng hem biết gì, ngồi ngủ gục miết, nên Tèo kêu thôi mày kêu xuống làm công nhân bọc đũa đi, để tao làm kế toán luôn cho. Quy mô nhỏ nên Tèo làm luôn cho biết, sau này quy mô lớn, giao việc người khác mới quản lý được.
 
Tèo chạy ra nhà sách mua cái bìa sơ-mi (file đựng tài liệu, bìa cứng, về quánh máy rồi cắt dán vô các thành 10 tập hồ sơ: (1) nợ phải trả, (2) nợ phải thu, (3) hàng tồn, (4) tiền mặt + tiền gửi ngân hàng, (5) chi phí sản xuất, (6) chi phí bán hàng, (7) chi phí chung, (8) hợp đồng và hóa đơn mua bán, (9) vay vốn, (10) linh tinh. Tèo nghĩ mình phải có song song vừa file trên máy tính, vừa sổ sách ghi chép bằng tay phòng khi máy tính bị virus hoặc bữa đó mất điện. Tèo khôn quá khôn.
 
1. Nợ phải trả: Cái này nhà cung cấp nó theo dõi kỹ hơn nên Tèo hẻm lo lắm. Tèo yêu cầu hàng tuần nó gửi Tèo coi. Hoặc lúc nó đòi nợ thì kêu meo (mail) hay phắc (fax) kết sổ đang nợ bao nhiêu qua đây. Nó sẽ gửi liền vì cái đó quan trọng với nó. Tèo cũng ghi chi tiết để đối chiếu với bên kia, theo ngày tháng, sự việc phát sinh, tổng số tiền, đã trả bao nhiêu, còn lại bao nhiêu kẻo nó lừa mình sao. Mình chủ doanh nghiệp rồi mà, đâu có dễ dãi mà đi phá thai miết với bạn -Tèo dằn mặt trước làm tụi nhà cung cấp sợ hãi, hem dám hó hé gì.
 
Hàng ngày, Tèo mở cái file này ra coi, xong điện thoại cho các nhà cung cấp cái lịch thanh toán, dựa trên lịch tiền phải thu, tiền mặt của mình. Tèo ưu tiên trả cái gì trước, cái gì sau, Tèo dặn lòng là tuyệt đối không dây dưa, có là trả liền để giữ uy tín. Cái bệnh "dây dưa" này nhiều bạn đầu óc tiểu nông bị, cứ chi tiền ra là tiếc, khó chịu, vay mượn bạn bè còn hem muốn trả nữa là trả tiền cho nhà cung cấp. Tèo khác. Tèo hết tiểu nông rồi. Cứ kẹt tiền (cái này thường xuyên) thì Tèo lập tức chủ động báo với các chủ nợ. Thậm chí hem có Tèo cũng vay mượn chỗ khác để trả theo kinh nghiệm của người Hoa Chợ Lớn. Tiền nợ có yếu tố tâm linh rất lớn, nó vần vũ khiến mình mất may mắn đi, đặc biệt nếu mình có mà tìm cách không trả thì bị quở phạt ghê lắm. Vì cái đó có phải của mình đâu, mình mà cố sở hữu thì trước sau gì nó cũng ra đi thôi, mà mình còn bị xui xẻo nữa á. Nên nợ là phải trả, trả liền, trả liền…
 
(Các bài 2-10 sẽ đăng sau, giờ làm trước cái này đi, chứ nhiều quá nhức đầu bị bệnh thì tội nghiệp. Mới mở cửa công ty sản xuất mấy hôm đã nhập viện thì ai lo nồi cơm cho anh em).

Theo TNBS

Bài khác

Bài viết mới