Đừng tìm lý do biện hộ cho sự lười biếng của bản thân mình

Người theo đuổi những điều cao xa, thường có nhiều suy tính, cho bản thân là người có chí lớn. Tuy nhiên nếu chỉ mang chí lớn mà quên đi hiện tại thì chỉ là một kẻ lười biếng mà thôi.


Làm việc nên thực hiện từ chỗ gần, chỗ trước mắt, không nên vội vã làm những việc xa vời. Có chí hướng và nguyện vọng lớn, mà không làm đến nơi đến chốn, thì vĩnh viễn chỉ là một loại vọng tưởng hư ảo, dù mang chí lớn, vẫn là không có năng lực. Nếu đứng tại góc độ này mà nói, cũng có thể gọi đó là “kẻ lười biếng”.
 
Người lòng mang chí lớn chân chính, dù chưa thực hiện được, họ nhất định vẫn sống và làm việc cho thực tại. Cổ đại, dù là tể tướng hay tướng quân, trước khi làm quan, họ đều là nông dân, người làm thuê hoặc tiều phu, sau này khi cơ hội đến thì mới làm quan. Tuy nhiên khi họ là nông dân, chẳng lẽ lại nói: “Ta nên làm tể tướng chứ không phải nông phu?”
 
Hơn nữa cũng không vì làm nông phu mà tự giới hạn bản thân, trong nội tâm vẫn ôm nguyện vọng lớn. Nếu như ảo tưởng: “Ta là chuẩn bị làm đại sự, khinh thường làm những chuyện nhỏ nhặt này”, như vậy nhất định sẽ chẳng làm được gì to tát.
 
Ngoại trừ “vọng tưởng”, “buông thả” cũng là một loại tâm lười biếng. Có rất nhiều người thích buông thả, chuyện hôm nay nên làm, thì lại không muốn làm, cho rằng ngày mai làm vẫn còn kịp. 
 
Kỳ thực, làm việc phải dùng “gấp”, không thể dùng “đợi”. Mặc dù nói làm việc không thể vội, nhưng nhất định phải dùng “gấp”, bởi vì làm việc nếu như không dùng “gấp”, thì thông thường không dễ dàng hoàn thành, chỉ trong tình huống bức bách, không ngủ không nghỉ đẩy nhanh tốc độ, mới có thể hoàn thành một cách thuận lợi nhất.
 
Có người sẽ cho rằng hôm nay làm không xong cũng không hề gì, ngày mai còn có thể làm; ngày mai làm không xong, ngày mốt làm tiếp; nếu đời mình làm không xong cũng không sao, còn có thể lưu lại cho đời sau làm. Đây đều là mượn cớ, cũng là một loại tâm lười biếng. Chúng ta nên mọi lúc mọi nơi nhắc nhở chính mình: “Hôm nay nhất định phải làm, hôm nay là ngày cuối cùng của đời mình, hãy gấp hết mức có thể”.
 
Phật Pháp nhấn mạnh tới tu luyện, giống như “kỳ hạn lấy bằng tốt nghiệp”, muốn chúng ta đặt ra nguyện vọng, nhất định trong một khoảng thời gian phải hoàn thành. Rất nhiều người từng phát nguyện, mong muốn làm việc gì đó trong cuộc đời này, nhưng phải thực hiện điều đó, nếu không thì sẽ biến thành nguyện vọng trống rỗng.
 
Tự mình phát nguyện muốn làm gì đó thì sẽ có động lực hơn, chỉ cần bắt tay vào thực hiên, thì có thể từng bước từng bước hoàn thành tâm nguyện của mình. Nếu như không phát nguyện, ngay cả mình muốn làm gì, đi theo đường nào, làm được đến đâu cũng không biết. Vì thế nên phát nguyện, bởi vì sau khi phát nguyện thì bạn nhất định phải làm, bạn cũng nhất định sẽ đi làm, hơn nữa sẽ cố gắng đi hoàn thành tâm nguyện của mình.
 
Kỳ thực, chỉ cần hiểu rõ “sinh mệnh vô thường, thân người đáng quý”, thì có thể vượt qua sở thích buông thả bản thân và tâm lười biếng. Bởi vì sinh mệnh là vô thường, con người có thể chết bất cứ lúc nào, nhưng thân người đáng quý, sau khi đã mất đi, sẽ không còn cơ hội dùng thân thể này để hoàn thành việc gì nữa.
 
Vậy nên, khi chúng ta vẫn còn thân thể vô giá này, thì hãy tận dụng cho tốt để cống hiến vô hạn, chính là có thể kích phát tâm vươn lên loại bỏ tâm lười biếng. Nếu chỉ qua loa cho xong chuyện, cho rằng mình chỉ có thể sống như thế này thôi, như vậy thật là đáng tiếc.
 
Đắc được thân người thật rất khó, nhưng nó lại rất ngắn ngủi, đừng sống cuộc đời buông thả mà uổng phí đi sinh mệnh quý giá này.
 

Sưu tầm

Bài khác

Bài viết mới