Một lời xin lỗi chân thành vì sao lại khó nói đến như vậy?
Trong cuộc sống, nhiều khi để nói một lời “Tôi xin lỗi” là vô cùng khó khăn. Tuy nhiên, bạn không biết rằng nói lời xin lỗi, lại là một phương thuốc và món quà quý giá.
Đại đa số mọi người mỗi ngày đều không tránh khỏi những mạo phạm mà phải nhiều lần nói lời “Tôi xin lỗi”. Có thể là trong lúc vô tình đụng phải, cũng có thể để nhờ một sự giúp đỡ của ai đó… Những lời xin lỗi này là dễ dàng có thể nói được, cũng dễ dàng được tiếp nhận, thường sẽ được đáp lại là “ồ, không sao đâu!”.
Nhưng mà đem lời “tôi xin lỗi” như một lời nói để thật sự bù đắp cho những hành động hoặc thiếu sót gây tổn thương cho người khác, sẽ rất khó nói ra miệng. Hơn nữa mặc dù bạn là có thiện ý đến xin lỗi, nhưng có thể là dùng lời không thích đáng mà khiến sự việc ngày càng tệ thêm. Diễn đạt lời xin lỗi không đúng chẳng những không giải trừ được mâu thuẫn trước đó, ngược lại sẽ mang đến sự phẫn nộ kéo dài, làm hỏng một mối quan hệ quan trọng.
Nói lời xin lỗi là một thử thách trong cuộc sống, nhất là khi bạn cho rằng mình đúng nhưng lại bị hiểu lầm, hoặc bạn cảm thấy sai lầm của mình vô cùng mẫn cảm khó nói.
Chân thành xin lỗi có thể là một phương thuốc có hiệu quả trị liệu mạnh mẽ, cho dù là đối với người nói và người tiếp nhận, đều vô cùng có giá trị.
Nhà tâm lý học kiêm nhà văn Harriet Lerner trong cuốn sách “Vì sao bạn không xin lỗi?” (Why Won’t You Apologize?), chương đầu tiên đã chỉ ra rằng: Xin lỗi không chân thành “tuyệt sẽ không làm vừa lòng người khác”, thậm chí còn mang đến tổn thương.
Cô viết, “trong khi xin lỗi lại có từ ‘nhưng mà’”, đây là một kiểu lấy cớ, sẽ làm mất đi sự thành ý của lời xin lỗi. Lời xin lỗi tốt nhất nên ngắn gọn, không bao hàm những lời giải thích, bao biện cho lỗi của mình.
Đòi hỏi sự tha thứ cũng không phải là một phần của lời xin lỗi. Người bị xúc phạm có thể chấp nhận một lời xin lỗi chân thành, nhưng không sẵn sàng tha thứ cho những thiếu sót.
“Chúng ta không thể đòi hỏi bất cứ ai tha thứ hay không tha thứ cho mình”, nhà văn Harriet Lerner nói.
Về phần tại sao có rất nhiều người thật khó khăn để có thể chân thành, không ngại ngần mà nói một lời xin lỗi, Harriet nói: “Con người vốn có tính phòng ngự cố hữu rất khó sửa đổi. Để tự bản thân trực tiếp chịu trách nhiệm cho những hành vi của mình, thực sự là khó khăn”.
Xin lỗi chính là thừa nhận lỗi lầm của mình, điều này tất nhiên sẽ khiến người ta dễ rơi vào tình trạng cảm thấy yếu đuối, dễ bị tổn thương. Không ai có thể cam đoan rằng lời xin lỗi của mình nhất định sẽ được đối phương tiếp nhận. Từ chối lời xin lỗi là quyền lợi của người bị hại, cho dù lời xin lỗi này có chân thành bao nhiêu đi chăng nữa! Nếu người bị hại cảm thấy sự xúc phạm này là quá lớn, ví như cha mẹ của một đứa trẻ bị xâm hại tình dục, không thể nghe nói một câu “Là lỗi của tôi” mà coi như là xong.
Harriet viết: “Không mang theo sự phòng ngự nghe ngóng từ đối phương là điều cốt lõi để có một lời xin lỗi chân thành”. Cô lưu ý rằng người nghe không muốn bị “cắt ngang, tranh luận, phản bác hay bao biện sự thật”. Harriet cũng đề nghị rằng, cho dù lỗi lầm của chúng ta dù rất nhỏ, cũng hãy chân thành nói lời xin lỗi.
Nhà văn Harriet cho rằng, lời xin lỗi là “nòng cốt giúp thể xác và tinh thần khỏe mạnh”. Đối với mấy chữ “Tôi thật lòng xin lỗi”, Harriet nói:
“Sáng suốt và xảo diệu, xin lỗi chính là dũng khí, là đưa cho người bị thương tổn một món quà, khiến họ cảm thấy được an ủi, khiến họ khó có thể nói lời chỉ trích, những thống khổ và phẫn nộ trong tâm cũng được giải thoát.
Không chỉ có vậy, nó cũng chính là món quà mang đến cho chính bản thân (người nói lời xin lỗi), đó là lòng tự trọng, thành thật và sự chín chắn. Xin lỗi là một loại năng lực, giúp bạn có thể tường tận nhận thấy hành vi của mình đã ảnh hưởng như thế nào đến người khác, cũng bởi hành động của mình mà gánh chịu trách nhiệm và trả giá”.
Một lời xin lỗi chân thành chính là một món quà vô cùng quý giá. Vậy nên, đừng ngại ngần và chần chừ nói lời “Tôi thật lòng xin lỗi” khi mắc sai lầm, bạn nhé!
Cuối cùng, mời bạn cùng nghe lại ca khúc “Hard to Say I’m Sorry”.
Theo Tinhhoa