Nguyên lý thùng gỗ là gì và áp dụng như thế nào?
Nguyên lý thùng gỗ là do nhà quản lý học người Mỹ Peter đưa ra. Thùng gỗ do nhiều tấm gỗ ghép lại và giá trị của nó lại là ở lượng nước trong nó, nhưng quyết định lượng nước trong thùng lại không phải do tấm gỗ dài quyết định mà là do miếng ngắn nhất. Một số bài viết còn gọi là hiệu ứng thanh gỗ ngắn hay nguyên tắc thùng gỗ.
Video clips
Điều này có nghĩa là bất kỳ tổ chức nào đều có thể phải đối mặt với một vấn đề đó là các bộ phận cấu thành tổ chức có thể có chất lượng không đồng đều nhưng bộ phận kém nhất lại quyết định trình độ của tổ chức. Hoặc đối với cá nhân thì nguyên lý thùng gỗ dạy rằng trước tiên chúng ta phải tìm ra điểm yếu chí mạng của mình, như thế mới sớm có giải pháp bảo vệ bản thân được.
Thùng gỗ có thể chứa được bao nhiêu nước không quyết định bởi thanh gỗ dài nhất mà quyết định bởi thanh gỗ ngắn nhất. Tương tự, trong hiện thực cuộc sống, mang lại phiền phức hay khiến chúng ta mất đi cơ hội cũng luôn là bởi những "thanh gỗ ngắn" của bản thân mình.
Bạn hãy đọc kỹ phần hàn lâm này một chút nhé
Trong thần thoại Hi Lạp có một vị bản thần tên là Achiles. Chàng là chiến binh vĩ đại nhất trong trận chiến thành Troia. Khi Achiles ra đời, mẹ chàng là Thetis - nữ thần biển cả vì muốn con trai mình bất tử nên bà đã cầm chân nhúng thân thể Achiles vào dòng sông Styx – con sông của sự bất tử vĩnh hằng. Vì gót chân không được nhúng vào dòng sông nên đó trở thành điểm yếu duy nhất của vị dũng sĩ này. Trong trận chiến tranh thành Troia, Achiles đã bị một mũi tên chí mạng khiến chàng chiến binh tưởng chừng như bất tử này đã phải bỏ mạng nơi chiến trường.
Bất kể là "thanh gỗ ngắn" hay là "gót chân Achiles", tất cả đều muốn nói tới điểm yếu chí mạng của bản thân chúng ta. Bất kể bạn mạnh mẽ giỏi giang đến đâu thì vẫn có thể có điểm yếu nào đó, nó giống như quả bom hẹn giờ được gài trên người chúng ta, bất cứ lúc nào cũng có thể phát nổ và giáng một đòn chí mạng vào chúng ta.
Mặc dù không có ai là hoàn hảo cả, mỗi người ai cũng có khuyết điểm nhưng chúng ta có thể bỏ qua những khuyết điểm không nghiêm trọng, tuy nhiên không thể không xem xét những khuyết điểm đã trở thành "thanh gỗ ngắn" cản trở mình. Do đó, trước tiên chúng ta phải tìm ra khuyết điểm chí mạng của mình, như thế mới sớm có giải pháp bảo vệ bản thân được.
Chỉ là "thanh gỗ ngắn" của bạn không dễ dàng phát hiện đến thế. Có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, ví dụ như bạn là một nhân vật có danh tiếng trong lĩnh vực của mình, nhưng do thiếu kĩ năng giao tiếp nên mọi người đều không thoải mái khi giao lưu với bạn, mà bản thân bạn lại không hề nhận ra điều đó. Có thể bạn hay phát hiện ra những vấn đề nhỏ và giỏi giải quyết chúng, nhưng tư duy và tầm nhìn của bạn quá hạn hẹp nên thường không thể nắm bắt tổng thể hệ thống hoặc bạn cũng không chú ý tới… Nói chung có rất nhiều nguyên nhân, nếu bạn mải mê chìm đắm trong ưu điểm của mình mà bỏ qua những khuyết điểm tương quan. Vậy thì những khuyết điểm này sẽ dần dần lớn hơn và ảnh hưởng tới các phương diện khác trong cuộc sống của bạn.
Minh chứng như cố Tổng thống Mỹ Roosevelt
Nhưng điều may mắn là giống như thanh gỗ của thùng đựng nước có thể nối dài thêm hoặc thay đổi được, chúng ta có thể cố gắng dự phòng hoặc khắc phục những khuyết điểm chí mạng kia, tránh để nó ảnh hưởng quá lớn tới cuộc sống của chúng ta. Về điểm này, cố Tổng thống Mỹ Roosevelt có thể chứng minh cho chúng ta thấy.
Khi Roosevelt còn nhỏ, điểm yếu chí mạng của ông chính là sự nhút nhát. Bạn có thể tưởng tượng được không? Do từ nhỏ ông không may mắc bệnh viêm tủy sống, căn bệnh này khiến ông bị liệt chân và hàm răng bị hô, răng mọc không đều. Ông cho rằng mình là đứa trẻ bất hạnh nhất trên thế giới này, ông rất ít khi vui chơi hay đùa nghịch với các bạn, trong giờ học thường lo sợ bất an, sợ mình bị gọi lên trả lời bài. Không phải vì chậm hiểu hay không biết câu trả lời, mà bởi ông sợ phải trả lời trước đám đông. Mỗi lần bị giáo viên gọi lên đọc bài hoặc học thuộc lòng, Roosevelt đều run rẩy phát âm, thậm chí hai tay hai chân cũng run rẩy theo. Vốn dĩ bản thân ông hiểu rõ câu hỏi nhưng lại trả lời rối rắm không logic, trình bày không rành mạch từ đầu tới cuối.
Một người sống nội tâm và nhút nhát như vậy làm sao có thể trở thành Tổng thống nước Mỹ được chứ? Điều may mắn nhất là ông có cha mẹ vô cùng tuyệt vời. Hai người đã cổ vũ và mang đến cho Roosevelt niềm tin nhiều nhất, để ông hiểu rằng mặc dù mình thể hiện là một người rất nhút nhát nhưng bản chất là một người vừa thông minh vừa dũng cảm, chỉ là không giỏi phát biểu trước người khác mà thôi. Roosevelt có niềm tin vào bản thân trở lại, hiểu được rõ ưu khuyết điểm của mình và cũng biết rõ nhút nhát chính là điểm yếu chí mạng của mình.
Thế là mặc dù phải đối mặt với những tiếng cười nhạo của bạn học và bạn bè bằng tuổi, nhưng dần dần Roosevelt không còn tự ti nữa mà bắt đầu dũng cảm thể hiện khả năng của bản thân trước đám đông. Tuy giọng của ông vẫn không đủ vang, tư thế chưa đủ uy nghiêm, không có những ngôn từ mỹ lệ, nhưng sự tự tin, kiên định, dũng cảm, trí tuệ của ông cũng đủ thu hút người khác. Cứ như vậy, ông đã dùng hành động để từng chút một khắc phục khuyết điểm của bản thân, cuối cùng có thể tự tin diễn thuyết trước đám đông và trở thành Tổng thống Mỹ sau này.
Và đây là một vài ví dụ thực tế khác
- Tôi có thằng bạn giỏi giang, học thạc sỹ, nói tiếng Anh và tiếng Nhật lưu loát, kinh nghiệm đầy mình… nhưng không hiểu sao lận đận mấy chục năm, đi khắp hàng chục công ty… chưa từng bao giờ được cân nhắc vị trí cao cấp.
- Tôi có thằng đàn em đẹp trai, nhà giàu, đàn hay, khoẻ mạnh… cũng chả hiểu sao không có người yêu.
- Con bé cùng công ty tôi: da trắng, có nhà sẵn ở Hà Nội… vẫn ế !
Đọc ví dụ xong bạn sẽ hỏi TẠI SAO? Vì những đứa quanh chúng nó đều thua chúng nó ở rất nhiều lĩnh vực - nhưng vẫn may mắn hơn chúng nó!
Chúng nó không hỏi tôi, nhưng tôi nhận ra có một điểm chung ở chúng nó thế này: Đừng bao giờ đánh giá Giá Trị của mình ở trên THẾ MẠNH của mình.
+ Vì:
Khi người ta dùng bạn thì sẽ quan tâm đến Năng Lực của bạn – những thứ tốt nhất bạn có.
Nhưng khi người ta cân nhắc ĐẶT NIỀM TIN vào bạn, thì người ta sẽ quan tâm đến những thứ YẾU NHẤT bạn có – Để giảm thiểu rủi ro ấy mà!
Ví dụ là:
- Khi chọn gỗ làm đồ giải trí, người ta chọn gỗ vân đẹp – nhưng khi chọn gỗ làm cột nhà, người ta chọn gỗ KHÔNG MỌT.
- Khi chọn nhân viên cấp nhỏ làm việc, người ta chọn nhân viên năng lực tốt – nhưng khi cân nhắc vào vị trí quan trọng, người ta chọn ra những ai ít nhược điểm gây NGUY HẠI nhất!
Vậy đấy! Để tăng GIÁ TRỊ, bạn không thể cố kéo thêm các thanh gỗ dài, điều này chỉ tốn công vô ích. Mà chỉ có cách là Tăng chiều dài các thanh gỗ NGẮN NHẤT của bạn!
Vậy thì bạn đừng có ngồi đấy mà thắc mắc là không hiểu sao chấm tổng quan điểm bạn vẫn hơn đứa kia, mà may mắn toàn đến với nó. Vấn đề là bạn chưa tìm ra THANH GỖ NGẮN NHẤT của bạn đó thôi.
Thằng em đẹp zai, tài giỏi, nhà giàu mà tôi đề cập trên, nó có "thanh gỗ ngắn nhất" đó là KY BO – cái thói đời ky bo là một trong những cái mà cái đám con gái bọn nó ... nhất ! Vấn đề ở chỗ này: Nó KHÔNG nhận ra rằng nó đang ki bo.
Các thanh gỗ ngắn hay gặp phải
- Luôn sai hẹn
- Bề ngoài luộm thuộm
- Truyền đạt kém
- Không thích làm việc nhóm
- Ngại giao tiếp
- Bộp chộp
- Ghen tỵ
- Háo thắng
- Không biết xin lỗi
- Hay chỉ trích
- Tham lam
- Vô kỷ luật
- Cái tôi cao
....
Còn bạn thì sao
Vậy còn bạn thì sao, bạn có thể nhìn rõ những "thanh gỗ ngắn" sẽ ảnh hưởng tới tương lai phát triển của mình chứ? Thực ra, mỗi người chúng ta đều có điểm yếu của mình, có thể quan hệ xã hội của bạn không tốt lắm, có thể bạn không vào được các trường danh tiếng, kĩ năng sống của bạn có thể chưa đủ, có thể bạn không hay đưa ra ý kiến của riêng mình… Những chuyện này đều không đáng lo, điểm yếu ai ai cũng có, chỗ nào cũng tồn tại. Vấn đề mấu chốt ở chỗ điểm yếu của bạn là gì, thái độ của bạn với nó, đánh giá của mọi người xung quanh về bạn thế nào.
Đối với những khuyết điểm không thể chấp nhận, tiếp theo bạn phải suy nghĩ xem làm thế nào để biến nó thành sở trường. Không ai có nghĩa vụ chấp nhận khuyết điểm của bạn, cho dù "thanh gỗ dài nhất" của bạn dài hơn tất cả mọi người, nhưng nếu "thanh gỗ ngắn nhất" vẫn không đạt tiêu chuẩn thì bạn vẫn bị loại như thường. Bởi vì một sợi xích bền chắc hay không được quyết định bởi mắt yếu nhất, con người chúng ta cũng như vậy.
Vì thế, nếu bạn hiểu rõ bản thân mình có những khuyết điểm nào thì hãy cố gắng phát huy sở trường, khắc phục sở đoản, làm giảm ảnh hưởng tiêu cực của nó với chúng ta. Đồng thời, còn phải kiểm điểm xem bản thân mình còn có những điểm yếu chí mạng nào mà mình chưa phát hiện ra, đừng để nó cản trở cuộc sống của bạn.