Những kỹ năng đắt giá hơn tiền bạc

Bạn có thể học những kỹ năng quan trọng và có ích suốt cuộc đời mình miễn phí, nhưng tất nhiên đó là chưa xét đến thời gian, công sức và rất nhiều kỉ luật của bản thân nữa, và những thứ đó đôi khi còn đáng giá hơn tiền bạc.


Vậy nên điều quan trọng là để biết những kĩ năng nào thật sự có ích cả đời và đáng để chúng ta bỏ thời gian cũng như kiên nhẫn ra để học hỏi, dưới đây là top 13 kĩ năng được tổng hợp trên Quora, từ những câu trả lời hay và thú vị nhất.
 

1. Làm chủ giấc ngủ của chính mình

 
Có hàng loạt những cách giúp mọi người ngủ tốt hơn mà chúng ta không thể chọn lấy một. Vậy nên mặc dù bạn chọn phương pháp nào, hãy cố gắng gắn liền với nó để tạo ra những thời gian ngủ như nhau mỗi ngày.
 
Rất nhiều những nghiên cứu được đưa ra cho rằng sự ổn định là điều quan trọng nhất giúp chúng ta đi ngủ dễ hơn và thức dậy tỉnh táo hơn, giấc ngủ cũng được sâu hơn và nạp lại nhiều năng lượng hơn nữa.
 

2. Biết đồng cảm

 
"Bạn có thể là một người có tính kỉ luật cao nhất, thông minh nhất, thậm chí giàu nhất thế giới, nhưng nếu bạn không quan tâm hay cảm thông với những người khác, thì bạn chẳng khác gì một kẻ có bệnh về tâm lý", câu trả lời từ Kamia Taylor
 
Khả năng đồng cảm, chủ một doanh nghiệp Jane Wurdwand giải thích, là một nhân cách cơ bản hay bị xem nhẹ trong môi trường kinh doanh hiện đại ngày nay.
 
"Là khả năng cảm nhận được những gì người khác cảm nhận, đây là yếu tố giúp cho dân sales cũng như người làm dịch vụ phát đạt. Khả năng đồng cảm giúp cho một đội làm việc cùng nhau có động lực vì nhau hơn. Nó thúc đẩy nhân viên phấn đấu vì thứ gì đó lớn hơn bản thân họ, bởi họ cảm nhận được một cảm xúc lớn hơn là cảm xúc khi nghĩ về lúc nhận đồng lương tháng của mình", bà viết thêm.
 

3. Quản lý thời gian

 
Quản lý thời gian hiệu quả là một trong những kĩ năng được đánh giá cao nhất bởi doanh nhân. Một lần nữa có biết bao phương pháp được phát triển, điều quan trọng là bạn tìm ra được một cách phù hợp với riêng bản thân bạn và cố gắng duy trì nó.
 
Thứ khó nhất để học là cách lên kế hoạch, chứ không phải làm theo kế hoạch. Bạn sẽ phải học cách tạo một danh sách những việc phải làm và lên thời gian biểu cho chúng một cách thấu đáo. Khi đã lên hế hoạch xong thì việc làm theo sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
 

4. Kĩ năng yêu cầu ai đó giúp đỡ mình

 
Khá bất ngờ khi kĩ năng này xuất hiện tại đây. Tuy nhiên đây là điều không hề dễ học và làm bởi vì chả có ai muốn nhờ giúp do không có ai muốn bị cho là yếu kém trong việc mình làm.
 
Mặc dù vậy một nghiên cứu gần đây bởi Đại học kinh doanh Harvard chỉ ra yêu cầu người khác giúp mình sẽ chỉ giúp bạn có được điểm cộng trong mắt người khác mà thôi. Theo nghiên cứu, khi mà bạn nhờ người khác khuyên nhủ, họ sẽ cho rằng bạn đánh giá cao trí thông minh và kinh nghiệm chuyên môn của họ, và điều đó sẽ làm họ quý mến bạn hơn.
 

5. Khả năng kiên định

 
Dù là bạn có đang thử một thói quen thể dục mới, ôn thi đại học, hay làm việc trong một dự án quan trọng, tính kiên định là một trong những yếu tố sống còn cho bất kỳ khả năng thành công nào.
 
Mọi người thường dừng lại và nghỉ ngơi khi họ lên đến đỉnh, nhưng để giữ được mình trên đỉnh cao, chúng ta còn cần phải làm việc chăm chỉ và bền bỉ hơn nữa.
 

6. Tự tạo động lực cho bản thân

 
Cuối cùng thì những gì người khác nghĩ về bạn cũng không quan trọng bằng những gì bạn nghĩ về bản thân đâu, và cũng cần thời gian và luyện tập để có thể gây dựng được khả năng tin tưởng vào bản thân khi không có ai tin tưởng bạn.
 
Đối nghịch với khả năng tự tạo động lực cho bản thân là khả năng suy nghĩ tiêu cực, theo thời gian sẽ khiến bạn tự ti hơn.
 

7. Biết khi nào nên trật tự

 
Có rất nhiều trường hợp khi bạn bực bội, cáu bẳn, buồn bã... chúng ta có xu hướng tuôn hết ra những gì chúng muốn để rồi sau này hối hận về những điều mình đã nói. Đặc biệt là khi quá đơn giản để đăng một dòng suy nghĩ lên một mạng xã hội ngày nay.
 
Biết giữ im lặng khi đang trong trạng thái tiêu cực là một trong những kĩ năng đáng giá nhất để học, tất nhiên cũng khó nhất nữa.
 

8. Lắng nghe

 
Đi kèm với việc nói ít đi là lắng nghe nhiều hơn
 
Hầu hết tất cả chúng ta trong công việc bị đè nén với quá nhiều việc phải làm một lúc. Vậy nên một trong những cách để lắng nghe chủ động mà không phát điên đó là nhắc lại những gì bạn nghe thấy cho những người khác.
 

9. Lo cho bản thân mình trước

 
Một trong những kĩ năng mất rất nhiều thời gian để học
 
Thích nhúng mũi vào việc của người khác sẽ không được lợi lộc gì cho cả hai đã thế lại còn tốn thời gian và công sức. Đôi khi bạn không có quyền đưa ra ý kiến kể cả khi ý kiến của bạn là ý kiến đúng duy nhất.
 

10. Tránh nói chuyện tầm phào, nói xấu sau lưng người khác

 
Một trong những thứ quan trọng nhất cuộc đời này là các mối quan hệ. Mà một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc xây dựng các mối quan hệ là lòng tin.
 
Một trong những cách dễ nhất để đánh mất lòng tin, đó là nói về người khác sau lưng họ.
 
Tuy nhiên những câu chuyện phiếm đó đôi khi lại tràn lan khắp phòng làm việc của bạn, rất khó nếu bạn cứ muốn tránh xa mọi người và những lời bàn tán của họ, đến khi họ nói ngay trước mắt bạn và bạn phải lên tiếng một cách ngại ngùng "Xin lỗi không muốn làm gián đoạn cơ mà chúng ta có thể nói về chuyện khác được không?". Hiệu quả tốt có thể không đến trong ngắn hạn nhưng phần thưởng sau này bạn sẽ nhận lại đó là lòng tin tuyệt đối từ những người xung quanh.
 

11. Làm chủ suy nghĩ của bản thân

 
Hành động của chúng ta là kết quả của suy nghĩ của bản thân, vậy nên để những hành động dẫn đến thành công thì những suy nghĩ luôn luôn phải nhanh chóng và chín chắn.
 

12. Sống cho hiện tại

 
Theo nhà nghiên cứu về hạnh phúc Matt Killingsworth, mọi người thường không giỏi trong việc để tâm đến hiện tại và những thứ ngay trong khoảnh khắc trước mắt. Ông nói rằng 47% thời gian trong ngày mọi người nghĩ không chú ý đến việc mình đang làm ngay lúc đó, tâm trí của họ có thể trong quá khứ hay tương lai, và điều này đang làm chúng ta không thể hạnh phúc.
 

13. Kĩ năng thuyết trình trước đám đông

 
Thuyết trình trước đám đông là một kĩ năng khó đối với nhiều người, kể cả nhà tài phiệt Warren Buffett từng nói ông phát hoảng đến mức nôn mửa khi ông phải nói trước một đám người nào đó. "Tôi từng sắp xếp cuộc đời mình sao cho bản thân không bao giờ phải phát biểu thứ gì cả", ông kể cho người viết tiểu sử của mình Alice Schroeder.
 
Để vượt qua nỗi sợ ông đã phải nhờ đến khóa học diễn thuyết Dale Carnegie (tác giả cuốn sách Đắc Nhân Tâm) kết hợp với vô vàn những bài nói luyện tập trước bạn học của mình.
 
"Bạn chỉ cần luyện tập thật nhiều mà thôi, tuy nhiên khi đã thành thạo thì đây thật sự là kĩ năng quan trọng nhất cuộc đời tôi" - Buffett nói thêm

Theo cafebiz

Bài khác

Bài viết mới