Tâm càng xem nhẹ, tổn thương càng ít
Người trưởng thành không phải ở chỗ tuổi tác bao lớn, mà là ở tâm tính. Tâm trưởng thành không phải gặp được nhiều chuyện, mà là thái độ đối đãi với sự việc.
Con người sống trong xã hội, có thể thấy được cái sai của người khác, liền nghĩ đến lỗi của chính mình; thấy chỗ không phải của người khác, lại có thể bao dung cái không hay của họ, như thế tâm mới được an yên, nhẹ nhõm.
Tâm càng xem nhẹ, tổn thương càng ít. Tâm rộng bao nhiêu, hạnh phúc có được bấy nhiêu…
Nhân sinh, không thể lúc nào cũng hài lòng, khắp nơi đều hoàn mỹ tốt đẹp. Có khi bị hiểu lầm, càng giải thích càng phí công. Chi bằng mỉm cười bỏ qua, để cho thời gian trả lời. Gặp người không hài lòng, nhiều lời thành thừa thãi, bỏ qua mới là một loại trí tuệ.
Người muốn lòng yên tĩnh, nói nhiều tất nói hớ, lảm nhảm chi bằng tự xét lại tâm, oán trách người khác chi bằng nghe đó rồi quên.
Có thể phiền người khác, thường là do mình quá để ý; có thể tổn thương người khác, thường là do mình nghĩ không ra. Người mà ôn hòa, không ai hận cả; người mà rộng lượng, không ai có thể phiền.
Không làm được mặt trời, vậy làm ngôi sao sáng nhất;
Không làm được đại lộ, vậy làm con đường mòn đẹp nhất;
Không làm được minh tinh, vậy làm bách tính bình thường,
Hết thảy đều là thoáng qua, hạnh phúc mới là đích đến của kiếp người.
Tâm an thì đâu cũng an, nơi đâu cũng tự tại; tâm rộng thì trời đất cũng rộng, không có ai đối địch…
Nhân sinh không thể lúc nào cũng hài lòng, nơi nơi hoàn mỹ, vậy nên phải học được cách bao dung được khuyết điểm của người.
Đạt được là phúc, mất đi cũng là phúc. Được và mất, ai có thể biết là phúc hay họa, vậy nên vĩnh viễn không thể để biểu hiện giả dối trước mắt làm mê mờ.
Thế gian vạn vật đều là một chữ “Duyên”. Hữu duyên vô duyên, hết thảy đều để thuận theo tự nhiên; là được là mất hết thảy đều tùy cảnh mà an định.
Nhân sinh nắm được là tốt, không được cũng đừng cưỡng cầu. Trong nội tâm nếu có chốn yên vui, thì đâu cần quan tâm hình thức. Nếu như có thể thực sự xem nhẹ, đâu cần so đo hư danh phù phiếm. Thân tĩnh, tâm mới có thể tĩnh, tâm tĩnh mọi sự mới có thể sáng tỏ.
Gặp khi oan ức, im lặng là một loại độ lượng;
Gặp khi bất bình, im lặng là một loại nhẫn chịu;
Im lặng là một loại tu dưỡng,
Im lặng là một loại bình tĩnh,
Im lặng là một loại chí khí siêu phàm,
Im lặng là một loại phong độ, cũng là một loại tâm hồn ấm áp.
Thẳng thắn sẽ không trở thành vô địch thiên hạ, mà chỉ khiến chính mình bị thương tổn khắp nơi…
Không phải tất cả mọi người đều thật lòng, không phải tất cả các tâm đều vô tư, vô nghĩ.
Sướng miệng một lúc là hết, nhưng đôi khi lại dễ dàng gây họa. Thấy không cần thì không nói, bởi nhiều khi nói xong lại lỡ lời; không nên nói thì đừng nói, nói ra thì lại mất lòng.
Nghĩ kỹ rồi hãy nói, thận trọng trong cả hành động, như vậy mới giảm được phiền phức, tránh phải hối hận.
Nhân sinh vấn luôn lên lên xuống xuống, dùng tâm bình thản đối đãi được mất, dùng tâm hoan hỉ nhìn hạnh phúc người khác, dùng tâm vui vẻ sống tốt mỗi ngày.
Năm tháng là một con sông, nhẹ nhàng thanh thản, đằng đẵng trôi dài. Thời gian là một thang thuốc tốt, phủ lên vết thương, quên đi những nỗi đau.
Nhân sinh sao phải so đo quá nhiều, luôn có một chút khó khăn cần vượt qua, luôn có một chút ân oán thị phi cần tha thứ.
Theo tinhhoa
Tags: Trưởng thành Tâm Tâm tĩnh Tổn thương Im lặng Thẳng thắn Hạnh phúc Nhân sinh Nội tâm Thị phi Tha thứ