Tuổi trẻ nhất định phải dựa vào chính mình
Một cậu sinh viên năm 2 suy nghĩ: “Học để làm gì, chẳng phải để có việc làm, làm việc chẳng phải để kiếm tiền, kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?”…
Xã hội chưa từng cấp cho tuổi trẻ một chút đặc quyền nào, bởi vì xã hội này không thiếu nhất chính là người trẻ tuổi.
Những thứ rỗng tuếch, vô bổ, không ý nghĩa, nhưng lại đang làm khuynh đảo tuổi thanh xuân của rất nhiều người.
Có chàng trai 21 tuổi, học năm hai tại một trường đại học, hoàn cảnh gia đình bình thường, cậu ta không đi làm thêm, thành tích học tập cũng không phải quá xuất sắc, không có thu nhập nào, sống nhờ vào tiền bố mẹ gửi lên hàng tháng.
Cậu sống một cuộc sống hưởng thụ, sử dụng điện thoại iPhone nói chuyện yêu đương, cùng bạn bè hát Karaoke, uống cà phê, uống rượu. Hàng tháng, tới ngày 20, tiền khô cháy túi, nhưng cậu ta quyết định, vẫn phải có một buổi hẹn hò yêu đương lãng mạn.
Thế là cậu ta gọi điện về nhà, giống hệt như làm ảo thuật, chỉ cần xoay thẻ một cái là tiền tuôn ra ngay.
Rồi cậu ta đến tiệm hoa mua 99 đóa hoa hồng, sau đó mang đến tặng bạn gái. Bạn gái nhìn thấy hoa, nở một nụ cười tươi. Cậu ta rất mãn nguyện tiến đến nắm tay bạn gái, dẫn cô đến tiệm cơm khá sang ở ngã rẽ, đặt một bàn, ăn cơm xong, hai người nhìn nhau, một bầu không khí ngập tràn hạnh phúc…
Cậu ta nghĩ rằng mình thật thành công, mới năm hai đã có bạn gái, trong khi những đứa nhận học bổng suốt ngày lọ mọ trong đống sách vở, cuộc sống thật nhàm chán.
Cậu ta nghĩ, học để làm gì?
Chẳng phải để có việc làm?
Làm việc chẳng phải để kiếm tiền?
Kiếm tiền chẳng phải là để tìm bạn gái?
Bây giờ mình có bạn gái rồi, đỡ phải đi đường vòng, rút ngắn được vài bước, đường nào thì chả về đích!
Nhưng, có rất nhiều việc cậu ta không biết…
Cậu ta không biết, bố mẹ mình ở nhà đang sử dụng điện thoại Nokia đời cũ rích, hàng ngày vẫn ăn nhưng bữa ăn đạm bạc.
Cậu ta không biết, những người bạn được học bổng kia không có bạn gái, không phải là họ không tìm được, mà là họ nghĩ sẽ phiền phức, có thể ảnh hưởng đến tương lai…
Có người lái xe thể thao rất sang đi đây đi đó chơi, kỳ thực, xe là của ông chủ họ, họ chỉ là tài xế.
Có người ngày ngày đi đến quán bar, vũ trường, kỳ thực, họ chỉ là nhân viên nghiệp vụ cả ngày chỉ biết xin ông cáo bà.
Có người mua một căn nhà lớn, mọi thứ trong nhà đều rất tiện nghi, kỳ thực số tiền họ nợ còn lớn hơn giá trị căn nhà rất nhiều.
Có người vì để mua một cái túi da hàng hiệu, mà phải nhịn ăn uống dành tiền cả một năm.
Cuộc sống là vậy, rất nhiều người có cách sống hoàn toàn trái ngược với hoàn cảnh thực của mình. Đó là một dạng tâm lý “càng thiếu cái gì thì càng phơi cái đó”.
Phẩm vị không nhất thiết phải trưng bày
Cũng có những người ngày ngày cũng bắt xe công cộng đi làm, nhưng lại có đến 3 căn nhà, họ nghĩ đi xe công cộng vừa tiện lợi lại vừa bảo vệ môi trường.
Có người dùng điện thoại cũ rích, nhưng lại mua dám mua một cây đàn Piano hạng xịn.
Có người chỉ đi đôi giày vải rẻ tiền, nhưng trong nhà lại có được bộ sưu tầm được rất nhiều tranh chữ thư pháp nổi tiếng. Bởi vì, đó là niềm đam mê nghệ thuật, cũng là thể hiện của sự tu dưỡng.
Có người mua một cái túi xách cũng phải suy nghĩ rất lâu, họ muốn dành tiền giúp một em bé nghèo mù chữ ở miền núi được đến trường. Bởi vì, làm từ thiện là một loại sức mạnh.
Có người dung mạo xấu xí, nhưng lại thực hiện được ước mơ của mình. Bởi vì, họ dám nghĩ, dám làm, dám mơ.
Đời người…
Có thể theo đuổi, nhưng không cần thiết phải tranh giành.
Bạn có thể trống rỗng, nhưng nhất định phải dựa vào chính mình, bước đi trên đôi chân của mình.
Dựa núi núi ngả, dựa người người chạy, dựa cha mẹ cũng không được lâu vì cha mẹ sẽ già.
Người trẻ tuổi, dựa vào chính mình là tốt nhất!
Theo tinhhoa