12 thói xấu làm suy giảm trí nhớ của bạn

Ngủ sau 23h đêm, bỏ ăn sáng, lười uống nước… là những thói quen gây hại cho trí nhớ. Để đảm bảo một cuộc sống lành mạnh và hạnh phúc, bạn cần rèn luyện những thói quen tốt và hạn chế những thói quen xấu. Đừng tự làm suy giảm chất lượng cuộc sống của mình bằng những thói xấu dưới đây nhé.


1. Ngủ sau 23h đêm

 
Các nhà khoa học trên trang Health khuyên mỗi người nên ngủ đủ 6-8 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Ngủ không đủ giấc sẽ gây hại cho bộ não, đặc biệt vào ban đêm từ sau 23h trở đi, quá trình lão hóa của các tế bào não diễn ra rất nhanh.
 

2. Hút thuốc

 
Chất độc từ thuốc được chứng minh gây trở ngại cho quá trình tim bơm oxy lên não, từ đó gây hại cho bộ nhớ.Hút thuốc
 

3. Uống bia rượu

 
Thói quen uống rượu bia nhiều có thể dẫn đến teo não. Nghiên cứu cho thấy những người uống rượu nhiều khi đến tuổi trung niên bị suy giảm trí nhớ sớm hơn 6 năm so với những người uống ít hoặc không uống bia rượu.
 

4. Bỏ bữa sáng

 
Bỏ ăn bữa sáng làm giảm lượng đường trong máu, làm ngưng trệ quá trình cung cấp chất dinh dưỡng cho não bộ.
 

5. Trùm chăn khi ngủ

 
Bình thường con người hít vào oxy, thở ra CO2 và nhiều chất độc hại. Nếu trùm chăn kín đầu khi ngủ thì nhiều khả năng bạn sẽ hít phải những chất có hại do chính mình thải ra. Khi thiếu dưỡng khí, tế bào não rất dễ bị tổn thương, hệ quả là sụt giảm trí nhớ.
 

6. Ăn nhiều đồ ngọt

 
Não bộ cần đủ lượng protein và vitamin nhất định để hoạt động và phát triển. Khi ăn nhiều đồ ngọt sẽ, bạn sẽ không còn thèm ăn những chất khác nữa dẫn đến tình trạng thừa đường nhưng lại thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.
 

7. Uống ít nước

 
85% não của con người là nước. Các hoạt động của não rất cần nước, do đó nếu bạn cung cấp không đủ nước sẽ ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của não bộ, trong đó có trí nhớ.
 

8. Lười vận động

 
Các nhà khoa học đã chứng minh tập thể dục thường xuyên làm tăng lưu thông máu và cung cấp oxy cho não, qua đó giúp ngăn ngừa bệnh mất trí nhớ. Lối sống ít vận động đồng nghĩa với việc sở hữu một trí nhớ kém.
 

9. Sống trong căng thẳng triền miên

 
Stress làm gia tăng lượng hormone cortisol ở vùng hippocampus, ảnh hưởng đến khả năng học tập và ghi nhớ của não bộ. Để bảo vệ trí nhớ, bạn hãy tập một lối sống thanh thản, biết kiểm soát cảm xúc và tách mình ra khỏi những lo lắng không thực sự cần thiết.
 

10. Làm việc quá sức

 
Cũng giống như một chiếc máy phải chạy quá công suất nhiều lần sẽ bị hư hỏng. Khi cơ thể khi bị bệnh hoặc làm việc quá tải mà bạn cứ cố gắng duy trì việc học tập hoặc làm việc sẽ gây ra những tổn thương cho nhiều cơ quan, đặc biệt là não.
 

11. Lười đọc sách

 
Nghiên cứu cho thấy việc đọc mỗi ngày rất tốt cho trí tưởng tượng, giúp não phát triển năng động hơn. Do đó hãy giảm bớt thời lượng xem tivi hay vi tính, thay vào đó hãy dành thời gian cho việc đọc sách bạn sẽ thấy khả năng nhớ, tư duy logic, tưởng tượng gia tăng rõ rệt.
 

12. Lười giao tiếp

 
Ngôn ngữ được quản lý bởi một vùng trong não. Việc bạn tiếp nhận và lưu trữ thông tin mà không thể diễn đạt nó ra bên ngoài sẽ “mài mòn” não và trí nhớ của bạn. Do đó hãy tăng cường chia sẻ và luyện tập các kỹ năng về giao tiếp, thuyết trình, bạn sẽ thấy trí não của mình năng động hơn rất nhiều.

Theo tslethamduong

Bài khác

Bài viết mới