Các khái niệm cơ bản cho người mới học tiếng Trung

Trong bài này, các bạn sẽ biết được một số khái niệm cơ bản về các âm tiết và cách phát âm tiếng Trung.

I. Khái niệm cơ bản cho người mới học tiếng Trung

1. Âm tiết trong tiếng Trung

Âm tiết trong tiếng Trung bao gồm 1 thanh mẫu + 1 vận mẫu + 1 thanh điệu
-Thanh mẫu: là phụ âm trong tiếng Hán (thường đứng đầu 1 âm tiết), thanh mẫu trong tiếng Hán có 21 phụ âm.
-Vận mẫu: Là những nguyên âm đơn hoặc kép (thành phần còn lại đứng sau thanh mẫu), có 36 vận mẫu trong đó 29 vận mẫu đơn và 6 vận mẫu kép.
 
VD: ma
m: thanh mẫu
a: vận mẫu đơn
“_”: thanh điệu
 
Hǎo
h: thanh mẫu
ao: vận mẫu
√: thanh điệu
 

II. Hệ thống phụ âm cho việc học tiếng Trung


Trong tiếng Hán có 21 phụ âm cơ bản, chia làm 6 nhóm sau:

1. Phụ âm hai môi và môi răng:

1.1 Phụ âm hai môi: b,p,m

b: là âm hai môi, tắc, trong, không đưa hơi, đọc như p của tiếng Việt
p: là âm hai môi, tắc, trong , bật hơi, đọc như p tiếng Việt nhưng bật hơi
m: là âm hai môi, âm mũi, đục, đọc như m của tiếng Việt

1.2 Phụ âm môi răng: f

f: là âm môi răng, môi dưới răng trên, âm xát, đọc như “ph” của tiếng Việt
 

2. Phụ âm đầu lưỡi: d, t, n,l

d /t/: âm đầu lưỡi, tắc, trong, không đưa hơi, đọc như “p” của tiếng Việt
t/t’/: âm đầu lưỡi, tắc, trong, đưa hơi, đọc như “th” của tiếng Việt
n/n/: âm đầu lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “n” của tiếng Việt
l/l/: âm đầu lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “l” của tiếng Việt
 

3. Phụ âm đầu lưỡi trước: z, c,s

z/ts/: âm đầu lưỡi trước, tắc xát, trong, không đưa hơi, tiếng Việt không có âm này. Khi phát âm đưa lưỡi ra phía trước và bị chặn lại sau chân răng trên, để hơi tắc lại và sau đó hạ nhẹ lưỡi xuống cho hơi ma sát ra ngoài, đọc gần như “ch” của tiếng Việt.
c/c/: âm đầu lưỡi trước, tắc xát trong, đưa hơi
s/s/: âm đầu lưỡi trước, xát trong. Khi phát âm đầu lưỡi phía trước đặt gần mặt sau răng trên, hơi cọ xát ra ngoài.
 

4. Phụ âm đầu lưỡi sau: zh,ch,sh,r

Zh/t,s/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, không đưa hơi. Khi phát âm đầu lưỡi phía sau cong lên áp sát ngạc vòm ngạc cứng cho hơi tắc lại, sau đó hạ dần lưỡi xuống cho hơi cọ xát cho khe hở ra ngoài, đọc gần như “tr” của tiếng Việt.
Ch/t,s’/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, đưa hơi, phát âm giống “zh” nhưng bật hơi
Sh/s/: âm đầu lưỡi sau, tắc xát, trong, không đưa hơi, cách phát âm “zh” khác là âm này không bị tắc mà chỉ cọ xát theo khe hở ra ngoài. Đọc gần như “s” của tiếng Việt nhưng có uốn lưỡi.
r/s/: âm đầu lưỡi sau, sát, đục, cách phát âm gần giống như “ r” của tiếng Việt có uốn lưỡi nhưng không rung
 

5. Phụ âm mặt lưỡi : j,q,x

j/tç/: âm mặt lưỡi, tắc xát, trong, không đưa hơi đọc như “ch” của tiếng Việt nhưng đọc sâu vào phía trong của mặt lưỡi
q/tç’/ âm mặt lưỡi, tắc xát, trong, đưa hơi, cách phát âm như “j” nhưng bật hơi
x/ç/: âm mặt lưỡi, xát trong, phát âm như “j”, có điểm khác là hơi không bị tắc lúc đầu mà ma sát dần ra ngoài
 

6. Phụ âm cuống lưỡi: g, k,h,ng

g/k‘/: âm cuống lưỡi, trong và tắc không bật hơi. Khi phát âm phần cuống lưỡi nâng cao sát ngạc mềm sau đó nâng nhanh cuống lưỡi xuống để hơi bật ra ngoài đột ngột, dây thanh không rung.
k/k‘/: âm cuống lưỡi, tắc trong bật hơi. Khi phát âm giống “g’, lúc luồng hơi từ trong khoang miệng thoát ra đột ngột, đưa hơi mạnh, dây thanh không rung.
h/x/: âm cuống lưỡi, xát trong, bật hơi. Khi phát âm cuống lưỡi tiếp xúc với ngạc mềm, luồng hơi từ khoang giữa ma sát đi ra ngoài, dây thanh không rung.
Ng: âm cuống lưỡi, âm mũi, đục, đọc như “ng” của tiếng Việt. Âm này không đơn độc tạo thành thanh mẫu mà chỉ đứng sau một số vận mẫu.

Hy vọng với một vài thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn bớt bỡ ngỡ khi mới bắt đầu học tiếng Trung!

Theo tiengtrung

Bài khác

Bài viết mới