Hiểu rõ căn nguyên, bạn sẽ không bao giờ oán hận nữa

Oán giận chính là căn nguyên mọi tội ác trên đời, là loại ‘độc dược’ hại mình hại người cần buông bỏ. Sống trên đời, phải nên làm một người có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm của người khác, cũng là giải thoát cho chính mình.


Ở một lớp học tiếng Anh nọ, để làm một điều tra đơn giản thầy giáo đã hỏi các sinh viên của mình rằng: “Các em! Nếu có người làm tổn thương các em, các em sẽ tha thứ hay là quên đi?”
 
Sinh viên đầu tiên được hỏi trả lời rõ ràng rằng: “Thưa thầy! Em có thể tha thứ nhưng không thể quên đi!”. Phần lớn các sinh viên trong lớp đều có chung câu trả lời như vậy.
 
Thầy giáo trầm giọng nói: “Kỳ thực, không thể quên đi chính là không thể buông bỏ được tâm oán hận!”.
 
Con người ta sở dĩ thất vọng là bởi vì người ta truy cầu, thất vọng càng lớn tức là truy cầu càng nhiều. Một khi bị rơi vào hoàn cảnh khốn cùng mà người khác không thông cảm, thậm chí còn vô tình vô nghĩa đến làm tổn thương thì thật rất khó quên.
 
Nhưng mà chính vì sự “không thể quên” ấy đã khiến con người rơi vào buồn bực, chán nản và sinh ra oán hận. Người ta nói rằng, trước khi đầu thai sang kiếp khác, các linh hồn đều phải uống canh Mạnh Bà, xóa bỏ trí nhớ về những gì ở kiếp trước, có thể cũng là bởi nguyên nhân này!
 
Mọi người thường xuyên nói rằng phải học được cách quên đi. Nguyên lai là bởi vì hoàn toàn “quên đi” mới là cách để buông bỏ tâm oán hận. Sinh mệnh quá ngắn ngủi, để oán hận mất đi, tựa như chưa từng xảy ra thì trong lòng mới thoải mái, rộng rãi.
 
Sinh mệnh là ngang hàng, quá trình của sinh mệnh là quá trình trưởng thành, quá trình của sinh mệnh cũng chính là quá trình làm cho tự thân càng ngày càng trưởng thành và hoàn mỹ hơn.
 
Con người ta sống cần phải có tấm lòng rộng lớn như biển khơi, phải không ngừng mở rộng tấm lòng của mình, phải nên đặt mình vào hoàn cảnh người khác mà suy nghĩ, suy xét đến khả năng tiếp nhận của người khác.
 
Sống trên đời, phải nên làm một người có thể bao dung người khác, tha thứ được những lỗi lầm của người khác. Những thương tổn đến từ bên ngoài giống như những tảng đá ngầm bên bờ biển, bất quá chỉ làm cho những bọt sóng thêm trắng xóa xinh đẹp, biển rộng không than thở mà dung nạp hết thảy.
 
Trong lịch sử, Lưu Bị mang hơn mười vạn dân Kinh Châu chạy nạn về hướng Nam, thà rằng sớm tối sống trong nguy nan, nhà tan cửa nát cũng không chịu bỏ mặc dân chúng. Một chữ “nghĩa” hiên ngang lẫm liệt. “Hạ thần tốt chọn chủ mà hầu”, cho nên Gia Cát Khổng Minh mới đến Nam Dương phụ tá ông. Một người nhân nghĩa, tấm lòng rộng mở thì luôn có người tự nguyên đi theo.
 
Trong xã hội hiện đại của chúng ta, những giá trị “nhân, nghĩa” này dường như đã bị quên đi, có người chỉ biết đến tiền tài vật chất, thậm chí có người còn bất nhân bất nghĩa, không đạt được những danh lợi ấy thì mang tâm oán hận. Như vậy, cái được chẳng bù nổi cái mất vì cho dù là thời nào đi nữa thì một người có tấm lòng rộng mở, đại nhân đại nghĩa thì luôn thắng được lòng người.
 
Bên Phật gia dạy rằng, con người có nợ thì phải hoàn trả. Trong dòng lịch sử dài này, trong vòng luân hồi chuyển kiếp này, rất có thể vì chúng ta đã từng làm tổn thương người khác cho nên giờ đây người khác mới làm tổn thương lại mình. Cho nên, hãy coi như hoàn trả cho họ đi!
 
Cổ nhân có câu: “Tĩnh tọa thường tư kỷ quá, nhàn đàm mạc luận nhân phi”, nghĩa là ngồi yên tĩnh thường suy xét lỗi mình, trò chuyện đừng nhắc lỗi người. Đây là cảnh giới chỉ có thể buông bỏ được oán hận trong lòng thì mới làm được.
 
Cổ ngữ còn nói: “Nhĩ bất nhân, ngã bất năng bất nghĩa”, tức là người bất nhân, ta không thể bất nghĩa. Học được quên đi, đối xử thiện với hết thảy các sinh mệnh, buông bỏ tâm oán hận là căn nguyên để thiện giải lòng người. Người không oán không hận là người đạt đến cảnh giới từ bi!
 

Theo tinhhoa

Bài khác

Bài viết mới