Ranh giới giữa thành công và thất bại chỉ nằm ở thái độ

Nếu như bạn đi xem bói và được nghe rằng cuộc đời mình sẽ thất bại thảm hại, bạn có tiếp tục cố gắng không hay từ bỏ tất cả?


Tương tự như vậy, nếu biết chắc lương tháng luôn là 8-10 triệu, bạn sẽ nỗ lực tương xứng ở mức ít hay nhiều hơn số đó? Trong cuộc sống, ranh giới của sự thành công đôi khi chỉ nằm ở thái độ của mỗi người với công việc hàng ngày.
 

Bạn có bao giờ làm nhiều hơn những gì được trả lương?

 
Hầu hết chúng ta đều đi làm thuê cho người khác. Tức là việc bạn kiếm được bao nhiêu tiền vẫn phụ thuộc vào người khác. Từ đó, xuất hiện khoảng cách giữa làm việc hết sức mình và số tiền bạn kiếm được. Bạn cho rằng, vị trí của mình được trả 2 triệu/tuần thì chỉ cần làm hết những việc cơ bản, làm nhiều cũng không được trả thêm tiền. Điều này dần tạo nên những giới hạn trong công việc hay cũng chính là giới hạn khả năng của bản thân.
 

Bạn sẽ làm gì trong trường hợp này?

 
Quyết định là một gã nghiệp dư và tự giới hạn sự phát triển của bản thân vì được trả ít tiền? Hay trở thành người dám làm nhiều hơn những gì được trả và không bị tiền cầm chân tài năng?
 
Nếu là người chuyên nghiệp, đương nhiên sẽ sẵn sàng chọn vế thứ 2 để thử thách và phát triển bản thân. Nhưng phần lớn chúng ta lại lựa chọn là những kẻ nghiệp dư trong sự nghiệp của mình.
 

Cuộc đời nên là sự đầu tư lớn và mạo hiểm

 
Khi nhắc đến 2 chữ ĐẦU TƯ chắc hẳn mọi người đang nghĩ tới hoạt động sinh ra tiền: chúng ta đầu tư kiến thức, kỹ năng cho công việc để đổi lại khoản lương cộng trừ 7 triệu/tháng; chúng ta bỏ thời gian, công sức với đối tác để có được những mối làm ăn lớn,... Đừng vội tin vào điều đó!
 
Tiền bạc chỉ là một trong số rất nhiều khía cạnh của cuộc sống mà bạn cần đầu tư, thậm chí là đầu tư lớn và mạo hiểm. Nói về điều này, ông Phạm Ngọc Anh - diễn giả khóa học Wake Up cho rằng:
 
Hầu hết mọi người đều biết trong mỗi nghề đều có người được trả lương cao và thấp, cho dù là Nhân sự, Bán hàng, Marketing, Công nghệ, luôn có người 5 triệu và 50 triệu thậm chí cao hơn. Ít ai tự đặt câu hỏi tại sao lại như vậy. Một trong số những bí mật đơn giản của sự khác biệt này là: “Họ sẵn sàng chứng minh giá trị của họ cao hơn nhiều mức lương họ nhận được”.
 

"Nói ít thôi, hãy thực hiện đi"

 
Cốt lõi của bài toán thành công nằm ở “mục tiêu cá nhân” và “sự phù hợp với cá tính” của mỗi người. Nếu kiếm tiền là mục tiêu quan trọng nhất thì thái độ “làm việc nghiệp dư” của bạn sẽ mãi mãi chẳng mang lại kết quả gì đâu. Vì bạn không hết mình, không đầu tư nghiêm túc cho công việc mà bạn cho là ít tiền đó nên kết quả bạn có được cũng chỉ làng nhàng. Mà những người trả tiền cho bạn thì lại hoàn toàn dựa vào kết quả cuối cùng để đánh giá và trả công.
 
Ngược lại, câu nói của Zig Ziglar đến thời điểm này vẫn luôn đúng: “Làm nhiều hơn những gì bạn đang được trả tiền để làm, và cuối cùng bạn sẽ được trả thêm cho những gì bạn làm”.
 
Đây là chiến thuật mà những người thành công đang thực hiện hàng ngày. Họ sẵn sàng làm công việc mà không ai muốn nhận, càng nhiều khó khăn, thách thức càng có cơ hội để học hỏi và phát triển. Quan trọng nhất là họ luôn lao động nhiều hơn những gì được trả. Khi bạn tự do với những gì mình lựa chọn, bạn sẽ có cảm hứng và năng lượng để làm tốt mọi thứ.
 
Người thông minh thì không nên tự giới hạn thành công và khả năng của bản thân chỉ vì tiền lương hay những gì được trả công. Hãy tiếp tục cố gắng, học từ chính thất bại và thành công của mình lẫn người khác. Như vậy trước sau gì bạn cũng chiến thắng.
 
Cuối cùng, những người thành công là những người làm nhiều nhưng nói ít, người ta vẫn có câu "hành động to hơn lời nói" nên nếu muốn làm gì đó, hãy cứ làm đi và nói ít thôi.
 

Theo Cafebiz

Bài khác

Bài viết mới