Bật mí cách ngủ trưa khoa học
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh giấc ngủ trưa tuy ngắn nhưng giúp cải thiện trí nhớ, giảm căng thẳng và là giải pháp giúp giảm cân hiệu quả.
Nhưng đâu là thời điểm thích hợp trong ngày và lượng thời gian như thế nào là chuẩn để có một giấc thật ngon? Dưới đây là một số mẹo giúp chúng ta sở hữu "chiến thuật" ngủ trưa khoa học.
Thống nhất về thời gian
Ngủ trưa hiệu quả nhất là khi hệ thống sinh học của chúng ta bị chùng. Thời gian hợp lý được đề xuất là từ 12 - 13h. Việc ngủ sớm hoặc trễ hơn có thể gây mất ngủ vào ban đêm.
GS. Michael A. Grandner - chuyên gia về Giấc ngủ và Thần kinh Sinh lý học trường Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ chia sẻ: "Giấc ngủ trưa lý tưởng thường dao động từ 20 - 30 phút. Nếu ngủ nhiều hơn sẽ rơi vào trạng thái ngủ say và có ra cảm giác uể oải, không muốn tiếp tục làm việc sau đó”.
Nên tập cho bản thân và não bộ có thói quen ngủ trưa vào khung giờ cố định.
Tìm và tận hưởng giấc ngủ trưa
Nếu là người không thích hay không thể ngủ trưa thì hãy nghĩ đến việc bảo vệ và duy trì sức khỏe bằng giấc ngủ trưa. Nghiên cứu của GS. Michael A. Grandner cũng đã chỉ ra một vài mẹo vặt để tạo cho bản thân cảm giác quen thuộc tại văn phòng:
- Có một chiếc mền hoặc gối êm ái, nhẹ nhàng.
- "Đầu tư” cho giấc ngủ trưa bằng chai xịt phòng hương hoa oải hương dùng để xịt vào gối hay không gian ngủ. Cho dù chúng ta đang ở một nơi khác ngoài phòng ngủ ở nhà, chẳng hạn như phòng làm việc, não bộ khi tiếp xúc với mùi hoa oải hương sẽ có cảm giác muốn "đánh một giấc". Nghiên cứu ở trường đại học Wesleyan, Hoa Kỳ đã chứng minh mùi hoa oải hương sẽ giúp chúng ta có một giấc ngủ ngon hơn.
Nếu đã thử nhiều cách, nhưng vẫn chưa có được giấc ngủ trưa như mong muốn thì nên bình tĩnh. Nếu chúng ta cứ nằm cựa quậy và không thể dừng mọi suy nghĩ, hãy nhẹ nhàng thư giãn thay vì ngồi dậy, tiếp tục mày mò với máy vi tính.
Lời khuyên dành cho lúc này là nên nhắm mắt lại khoảng 20 phút và thả lỏng cơ thể, như thế sẽ giúp cơ thể dễ dàng lấy lại năng lượng.
Hiệu quả của giấc ngủ ngắn
1. Cải thiện trí nhớ
Theo khảo sát từ trường Đại học Northwestern, Hoa Kỳ, những người chơi nhạc có thể chơi lại bài nhạc đã từng biểu diễn gần nhất chính xác hơn nếu họ chơi nhạc sau một giấc ngủ trưa sâu.
Theo nghiên cứu khác từ trường Đại học San Diego bang California, Hoa Kỳ, trí nhớ của người thường dùng thức ăn hay thức uống có chất caffeine sẽ kém hơn nhiều so với những người có giấc ngủ trưa.
2. Giảm stress
Một nghiên cứu ở Nhật Bản kết luận: tạm gác những áp lực trong công việc để tìm đến giấc ngủ ngắn giúp con người trở nên minh mẫn và làm chủ trước áp lực công việc hơn.
Ví dụ thực tế được nêu trong nghiên cứu này: những y tá trực đêm thay phiên nhau để có 2 giấc ngủ ngắn khoảng 15 phút trong ca trực kéo dài 9 tiếng sẽ giảm bớt căng thẳng và áp lực so với những y tá không có chế độ này.
3. Ngủ ít sẽ thấy đói hơn
ThS. Michael J. Breus - tác giả quyển sách Kế hoạch giảm cân chia sẻ: "Nếu chúng ta thường xuyên mất ngủ hoặc thiếu ngủ, nên cố gắng có những giấc ngủ ngắn và sâu để hoàn thiện chu trình ngủ giúp giảm cân".
Nghiên cứu của trường Đại học Chicago và Stanford đã chứng minh, khi con người ngủ ít, lượng leptin giảm (leptin nói cho chúng biết bộ não đã quá đầy) trong khi lượng ghretin tăng (ghrelin mang đến sự thèm ăn). Điều đó nghĩa là con người sẽ cảm thấy đói và nghĩ nhiều đến thức ăn hơn so với người ngủ nhiều.
Theo Mywork